Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


XUẤT HIỆN DẤU HIỆU NÀY TRÊN BÀN CHÂN, KHÁM NGAY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN

 Điều trị bệnh tiểu đường về cơ bản không hẳn chỉ một vài ngày là bạn sẽ khỏi hoàn toàn, mà là chuyện cả đời, nếu không chú ý, để biến chứng nặng hơn thì sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Ngược lại, nếu được phát hiện sớm, có thể tiến hành điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.

Vì vậy, ngay khi chân bạn xuất hiện những dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện khám, kiểm tra lượng đường trong máu.

1. Ngón chân trắng

Khi không mắc bệnh gan hoặc tiền sử bệnh gan mà thấy ngón chân trắng bệch thì bạn nên kiểm tra xem đường huyết có quá cao hay không.

Bởi vì tổn thương gan và tiểu đường đều sẽ khiến ngón chân trắng hơn bình thường. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, bởi vì cho dù là bệnh tiểu đường hay bệnh gan, đều là bệnh tương đối khó chữa.

2. Vết loét trên bàn chân


Khi bạn phát hiện mình bị lở loét ở lòng bàn chân và tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hoặc diễn ra lặp đi lặp lại, dù bạn đã có dùng thuốc chống viêm bên ngoài cũng không có kết quả, hãy đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu ngay, rất có thể bạn đã bị bệnh tiểu đường.

3. Sự xuất hiện của ngón chân hình quả dưa

 

Trên thực tế, trong những trường hợp bình thường, rất hiếm khi có ngón chân hình quả dưa, nhìn chung, các cơ ở bàn chân trong tình trạng teo, sẽ dẫn đến việc xuất hiện các ngón chân hình quả dưa.

Khi phát hiện mình bị ngón chân hình quả dưa, dù không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng bạn cũng nên chú ý đến những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tiểu đường, đừng đợi đến khi tình trạng ngày càng nghiêm trọng rồi mới hối hận. Tốt nhất là giải quyết càng sớm càng tốt.

4. Đau chân khi đi bộ


Khi đi lại bình thường, không bị chấn thương chân và vận động quá sức nhưng bạn lại thấy đau chân, mặc dù sau khi nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường nhưng phải chú ý.

Nếu thường xuyên gặp phải trường hợp này thì tốt nhất bạn nên chú ý đến lượng đường trong máu, vì mạch máu của bệnh nhân đái tháo đường thường được cung cấp máu kém, khi đi lại sẽ có cảm giác đau nhức bàn chân.

Lưu ý thêm, bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính rất hay tái phát, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cần kiểm soát thói quen ăn uống thì mới cải thiện được ở mức độ nhất định, nếu không khi bệnh tiểu đường chuyển sang giai đoạn nặng sẽ xảy ra một số biến chứng nghiêm trọng.

Đối với bệnh tiểu đường việc phát hiện bệnh và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn đưa ra nhanh chóng các phác đồ điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.Vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi và thăm khám lượng đường của cơ thể, khi có các dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đi đến các cơ quan y tế để nhận được sự thăm khám và chuẩn đoán của bác sĩ