Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN TÍNH – VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Đại tràng (ruột già) là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hoá. Viêm đại tràng là một căn bệnh thuộc về đường tiêu hoá. Viêm đại tràng mãn tính nghĩa là căn bệnh đã tiến đến giai đoạn rất khó điều trị dứt điểm, các phương pháp điều trị có thể làm giảm triệu chứng tạm thời mà không thể chữa khỏi hoàn toàn nên dễ tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về viêm đại tràng mãn tính, hãy theo dõi bài viết dưới đây mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn.

 

1. Viêm đại tràng mãn tính là gì ?

Là tình trạng đại tràng bị viêm kéo dài, ở mức độ nặng, gây tổn thương sâu đến niêm mạc trong cùng của ruột già (ruột kết) và trực tràng. Trường hợp nghiêm trọng có thể để lại những vết loét, chảy máu, tiết ra chất nhày và cả áp xe trong đại tràng.

Viêm đại tràng mạn tính hiện nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các lựa chọn phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm đại tràng, hạn chế các dấu hiệu, triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm loét đại tràng mãn tính?

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này được chia thành 2 dạng viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

2.1 Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân:

– Do bệnh lao, bệnh crohn…

– Do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm nấm gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm mà diễn tiến thành mãn tính.

2.2 Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do:

– Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

– Theo đó, các nhóm nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính được cho là ảnh hưởng gây bệnh gồm:

– Nhiễm ký sinh trùng: Giun tóc, giun kim, giun đũa,...

– Nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột: Salmonella, Shigella,...

– Chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn gây kích thích, tổn thương dạ dày, niêm mạc đại tràng.

– Táo bón kéo dài.

3. Các triệu chứng của viêm loét đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Số người bị viêm đại tràng mãn tính ở Việt Nam chiếm 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng. Vì thế, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ ở y tế để khám và chẩn đoán bệnh nếu có các triệu chứng viêm đại tràng mãn tính dưới đây nhé.

3.1 Tiêu chảy là dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính

Đại tiện ra máu trộn lẫn với chất nhày là triệu chứng phổ biến nhất ở viêm đại tràng mãn tính. Người bệnh đi tiêu ra phân lỏng kéo dài vài tuần trong thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng tiêu chảy của viêm đại tràng mãn tính củng có thể là do ảnh hưởng của môi trường sống và nguồn thức ăn.

3.2  Đau quặn bụng

Người bệnh đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn ở một địa điểm nhất định dọc theo khung đại tràng, có thể kèm theo triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, tâm trạng căng thẳng lo lắng. Nguyên nhân khiến bạn đau bụng là do các cơ quan hoạt động quá mức xuất hiện hiện tượng đau nhức, căng cơ. Tần suất cơn đau tăng dần và thuyên giảm khi người bệnh xì hơi hoặc đi đại tiện.

3.3 Táo bón

Đại tràng đảm nhận các chức năng là nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn và cùng với sự phân hủy của các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Nhưng khi đại tràng bị viêm, các chức năng này sẽ không được đảm bảo, hệ bài tiết không thể hoàn thành chức năng của nó khiến người bệnh đi ngoài không thường xuyên. Đại tiện ít hơn 3 lần/tuần được gọi là táo bón.

3.4 Mệt mỏi

Viêm đại tràng lâu ngày khiến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng nặng nề, năng lượng cho các hoạt động khác của cơ thể bị mất dần nên có các dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, đầy bụng, mất ngủ, lo âu,… Những người bị viêm đại tràng mạn tính lâu năm thường gầy gò, xanh xao, ốm yếu và luôn luôn mệt mỏi. Đôi khi gầy gộc rất nhanh.

3.5 Khó chịu trực tràng là dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính

Ở giai đoạn phát bệnh sẽ gây ra sự khó chịu ở vị trí trực tràng, thậm chí là chảy máu ở khu vực này. Các vết loét trong ruột tiếp xúc trực tiếp với các chất hữu cơ trong thức ăn gây ra đau rát, chảy máu. Một số trường hợp, cơ trực tràng hoạt động quá mức dẫn đến đau nhức gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

3.6 Ăn không ngon miệng

Người bị viêm đại tràng mãn tính thường xuyên cảm thấy ăn không ngon miệng do đầy hơi, chướng bụng. Hệ tiêu hoá đang gặp vấn đề, luôn có cảm giác no nên người bệnh không muốn ăn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới sụt cân, mệt mỏi do cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.

3.7 Sốt cao

Ở một số trường hợp, người bệnh vị viêm đại tràng mãn tính chỉ bị sốt nhẹ. Nếu sốt cao, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra vì rất có thể hệ thống miễn dịch của bạn đang phải hoạt động quá mức để đối phó với các vết loét ở đại tràng.

3.8 Suy dinh dưỡng

Người bệnh có thể đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng. Khi đại tràng không hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Người bệnh sẽ sụt giảm cân nhanh chóng mà không xác định được nguyên nhân.

3.9 Thiếu máu

Khi bị viêm đại tràng mãn tính, các ổ viêm loét ở đại tràng sẽ chảy máu, gây xuất huyết hệ tiêu hoá, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Thiếu máu không chỉ là triệu chứng riêng của bệnh viêm đại tràng mà còn là triệu chứng thường gặp của các bệnh về đường ruột. Trường hợp này người bệnh nên bổ sung sắt để tránh các biến chứng nặng về sau.

4. Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không ?

Mặc dù bệnh viêm đại tràng thường không gây tử vong, nhưng đây được coi là căn bệnh nghiêm trọng,  chức năng tiêu hoá của đại tràng suy giảm, không chỉ một vài tổn thương mà toàn bộ cấu trúc bị giãn, dẫn đến nguy cơ loét và thủng nguy hiểm.

Do đó việc thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn yên tâm hơn và phát hiện bệnh để điều trị kịp thời. Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi liên tục trong thói quen đi tiêu của mình và gặp phải các triệu chứng mà chúng tôi đã liệt kê ở trên.

5. Tỉ lệ mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính

Theo ước tính, cứ 420 người sống ở Anh thì có 1 người bị viêm đại tràng, con số này lên tới khoảng 146.000 người. Tình trạng bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở những người từ 15 đến 25 tuổi.

Nó phổ biến hơn ở những người da trắng gốc Âu, đặc biệt là những người có nguồn gốc từ các cộng đồng Do Thái Ashkenazi và thường hiếm hơn ở những người gốc Á. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở cả nam giới và phụ nữ dường như đều bị ảnh hưởng giống nhau bởi bệnh viêm đại tràng mãn tính này.

Riêng ở Việt Nam, viêm đại tràng mãn tính ước tính đến 20% dân số mắc phải và tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng. 

6. Bệnh viêm đại tràng mãn tính được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán qua các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng thiếu máu gây ra do tình trạng viêm nhiễm hay chảy máu đại tràng.

  • Xét nghiệm mẫu phân: phương pháp này giúp loại trừ các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, siêu vi hay kí sinh trùng gây ra. Hiện diện bạch cầu trong phân giúp chẩn đoán bệnh.

  • Nội soi đại tràng: lấy mẫu mô kiểm tra cũng như kiểm tra các dấu hiệu viêm loét

  • Chụp X-quang: kiểm tra vùng bụng và các cơ quan lân cận.

  • Chụp CT: chụp xương chậu và bụng theo chỉ định của bác sỹ nếu nghi ngờ biến chứng viêm loét đại tràng.

7. Biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và rất khó chữa trị dứt điểm. Các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm đại tràng thể mạn như:

• Xuất huyết đại tràng 

Ở những người viêm đại tràng mãn tính, niêm mạc đại tràng bị viêm loét trong thời gian dài rất dễ dẫn đến xuất huyết. Lúc này, người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu, phân lẫn chất nhầy. Đặc biệt, đối với trường hợp có sử dụng rượu, bia, thực phẩm kém vệ sinh,… sẽ gây xuất huyết ồ ạt khi đi đại tiện

Biến chứng này khá nguy hiểm vì nó gây thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể người bệnh luôn xanh xao và mệt mỏi.

• Giãn đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính làm chức năng tiêu hoá bị suy giảm, gây ra tình trạng rối loạn đại tiện, tình trạng này khiến đại tràng luôn phải co thắt liên tục, ruột phải vận động quá mức dẫn đến giãn đại tràng và giãn ruột.

 

• Thủng đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính sau các đợt điều trị kháng sinh khiến cho lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung trơ trọi. Vì thế các vết viêm loét đại tràng sẽ ăn sâu vào bào mỏng thành đại tràng, các vết loét sẽ càng lan rộng và nghiêm trọng hơn sẽ có nguy cơ dẫn đến thủng đại tràng. Trường hợp này bệnh nhân cần mổ gấp để được bảo vệ sức khoẻ và tính mạng.

• Ung thư đại tràng

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 20% bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính bị biến chứng thành ung thư đại tràng. 

Khi niêm mạc đại tràng bị viêm kéo dài, tái phát liên tục, khiến tế bào biểu mô niêm mạc có nguy cơ loạn sản (đây là dấu hiệu của ung thu đại tràng), dần chuyển sang tế bào ác tính, sau đó phát triển sang ung thư đại tràng, quá trình phát triển tích luỹ kéo dài từ 7-10 năm.

8. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc

Điều trị viêm loét đại tràng nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng trong giai đoạn bùng phát và ngăn chặn các triệu chứng quay trở lại. Một số thuốc được sử dụng trong viêm đại tràng hiện nay:

8.1. Minosalicylat (ASA)

Thuốc 5-aminosalicylic acid (5-ASA) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn trong viêm đại tràng để khởi phát và duy trì sự thuyên giảm của các trường hợp nhẹ và trung bình. Trong đó hoạt chất Mesalamine, Sulfasalazine giúp điều trị thể nhẹ và kèm theo ADR hay gặp là nhức đầu, buồn nôn, biếng ăn, giảm bạch cầu, tiêu chảy. Còn Olsalazine và Balsalazide lại giúp duy trì thể từ trung bình hoặc nặng.

8.2. Thuốc corticosteroid

Trong những đợt bùng phát thì corticoid là chỉ định để điều trị viêm đại tràng mãn tính

 

Prednisone, methylprednisolone và hydrocortisone được dùng điều trị, lưu ý không dùng duy trì vì các tác dụng phụ toàn thân của corticoid có thể mang đến cho người sử dụng.

8.3. Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc điều hòa miễn dịch bao gồm azathioprine, 6-mercaptopurine và methotrexate, là phương pháp điều trị trong viêm đại tràng tái phát thường xuyên mà trước đó đã dùng 5-ASA nhưng không thành công.

Trong đó methotrexate sẽ duy trì cho thể trung bình và nặng khi không đáp ứng với azathioprine hay 6- mercaptopurine, bên cạnh đó những tác dụng phụ như ức chế tuỷ, loét miệng, viêm gan có thể xảy ra. 

8.4. Tác nhân ức chế sinh học

Infliximab giúp điều trị và duy trì trong trường hợp bệnh mạn tính nhưng lệ thuộc corticoid, lưu ý phản ứng khi truyền có thể xảy ra đối với người bệnh là đau ngực, tăng hay hạ huyết áp, thở ngắn, nôn, sốt, lạnh run, mệt mỏi.

Adalimumab được chỉ định cho bệnh nhân chưa được điều trị với infliximab hoặc không đáp ứng điều trị với các phương pháp điều trị khác  và ADR có thể gặp là đau đầu, nhiễm trùng hô hấp trên, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Certolizumab pegol, golimumab, vedolizumab được chỉ định trong viêm đại tràng thể từ trung bình đến nặng khi không đáp ứng điều trị với các phương pháp điều trị khác, đặc biệt riêng certolizumab và golimumab còn dùng trong viêm khớp dạng thấp.

Không phải tất cả các bệnh viêm đại tràng do nhiễm trùng đều cần điều trị bằng kháng sinh; bệnh nhân nhiễm C. jejuni  hoặc Salmonella nhẹ đến trung bình không cần điều trị bằng kháng sinh vì nhiễm trùng tự giới hạn. Đối với các trường hợp nhiễm C. difficile nhẹ đến trung bình, metronidazole là phương pháp điều trị ưu tiên. Trong trường hợp nghiêm trọng của C. difficile nhiễm trùng vancomycin uống được khuyến cáo. Viêm đại tràng do cytomegalovirus được điều trị bằng valganciclovir và thời gian điều trị nên được cá nhân hóa tùy thuộc vào bệnh cận lâm sàng và các thông số xét nghiệm của mỗi người.

8.5. Chỉ định phẫu thuật khi bệnh tình nghiêm trọng

 

Nếu thuốc không có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn bởi tình trạng của viêm đại tràng mãn tính thì phẫu thuật cắt bỏ có thể là một lựa chọn phù hợp.

Bên cạnh đó chỉ định phẫu thuật khẩn sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Thủng.

  • Xuất huyết nặng.

  • Phình đại tràng nhiễm độc.

  • Viêm đại tràng nặng, không đáp ứng điều trị.

  • Tác dụng phụ của thuốc nhiều, không thể dùng thuốc đúng phác đồ.

9. Phòng biến chứng viêm đại tràng mãn tính

 

Bệnh viêm đại tràng mãn tính thường khó điều trị và hay tái phát làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh từ những thực phẩm bạn dung nạp vào cơ thể có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng và kéo dài thời gian của bệnh. 

Một số loại thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và cần tránh, đặc biệt là trong thời gian bùng phát như:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.

  • Thức ăn và đồ uống nhiều đường.

  • Rượu.

  • Các sản phẩm từ sữa.

 Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính cần đủ thành phần các chất dinh dưỡng:

  • Chất đạm (protein): 1g/ kg/ ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương…

  • Năng lượng: 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân.

  • Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ ngày.

  • Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Người viêm đại tràng mạn nên sử dụng các loại thức ăn nào?

  • Gạo, khoai tây.

  • Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.

  • Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.

  • Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.

  • Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.

Đảm bảo và duy trì:

  • Chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress,…

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc theo chỉ định, không tự ý sử dụng thuốc khi không được bác sĩ hướng dẫn.

  • Bổ sung một số loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ viêm đại tràng cấp và mãn tính an toàn, hiệu quả:

  • Link sp Đại tràng Gasfor Plus 

 

Bạch Truật: Được chiết xuất thành dạng cao dược liệu, không những hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng như đau bụng, đi ngoài, loét niêm mạc đại tràng, đau quặn... mà còn tác động vào nguyên nhân của bệnh viêm đại tràng hỗ trợ chống viêm, điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng thiếu máu.

Bạch Phục Linh: được biết đến là loại nấm ký sinh chứa nhiều Polysaccharide và Triterpen giúp hỗ trợ những triệu chứng của đại tràng như khó tiêu, nôn mửa, đầy bụng.

Bạch thược: Bạch thược là rễ của cây Thược dược sấy khô. Bạch thược có tác dụng dưỡng huyết, tiêu sưng viêm, làm mát dịu. Đối với viêm đại tràng mãn tính, Bạch thược có tác dụng hỗ trợ ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, thương hàn, tụ cầu khuẩn vàng.

Hoàng bá: Cây Hoàng Bá hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng với các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Trong Đông Y dùng cây Hoàng Bá hỗ trợ điều trị các chứng bệnh: Thấp nhiệt ở tràng vị gây tả lỵ, đại tiện ra máu mủ.

Viêm đại tràng, tùy thuộc vào nguyên nhân của nó, có thể gây nguy hiểm, mãn tính hoặc tái phát. Bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính và tái phát cần theo dõi suốt đời. Vì vậy bạn cần chuẩn bị tâm lý và lối sống thật tốt để duy trì thể trạng tốt của mình. Hy vọng những chia sẻ của trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.