Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


TOP 7 CĂN BỆNH ĐAU XƯƠNG KHỚP PHỔ BIẾN NHẤT Ở NGƯỜI VIỆT

Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc các bệnh xương khớp chiếm khoảng 35% dân số, 70% trong số đó là những người từ 50 – 70 tuổi. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng và đang trẻ hoá về độ tuổi, số người từ 27 – 30 tuổi mắc bệnh xương khớp ngày càng nhiều. Dưới đây là top 7 căn bệnh xương khớp phổ biến nhất.

 

1. Thoái hóa khớp

Thoái hoá khớp (còn gọi là viêm khớp do thoái hoá) là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương sụn dưới, có kèm theo các phản ứng viêm và giảm thiểu chất lượng dịch khớp. Nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao. Ngoài ra, còn có các yếu tố làm tăng tình trạng thoái hoá khớp như: di truyền, béo phì, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao... Thoái hóa khớp không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng nhiều phương pháp có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

 

1.1 Những triệu chứng của thoái hóa khớp:

• Đau nhức: Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Ở giai đoạn nhẹ, cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh và nhanh chóng biến mất ngay đi sau đó. Nhưng khi tình trạng này kéo dài, thoái hoá khớp sẽ gây ra các cơn đau dữ dội và kéo dài. Đặc biệt thời tiết chuyển lạnh, cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn.

• Cứng khớp: Sau khi thức dậy buổi sáng, triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện. Các khớp bị thoái hoá sẽ khó cử động, sau khoảng 10 – 30 phút nghỉ ngơi tình trạng cứng khớp sẽ giảm dần. Nếu để bệnh kéo dài thì triệu chứng này sẽ lại tiếp diễn, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Hay khó khăn trong vận động, di chuyển, cúi, gập người, xoay cổ, bước đi.

• Biến dạng: Khớp bị biến dạng, sưng tấy: Khi bị thoái hoá khớp, khớp sẽ có các phản ứng viêm, sưng tấy gây biến dạng, đầu gối lệch khỏi trục, vùng cơ xung quanh khớp bị thoái hoá không được vận động trong thời gian dài gây teo cơ

 

• Khô khớp: Phát ra tiếng kêu khi cử động: Thoái hoá khớp khiến cho sụn và đĩa đệm ở giữa hai đầu xương bị hao mòn và lượng dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp củng giảm dần. khi người bệnh di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, tạo ra tiếng kêu lạo xạo trong khớp. Khi vận động mạnh, người bệnh sẽ cảm nhận, nghe rõ tiếng kêu này hơn, kèm theo đó là triệu chứng đau dữ dội.

1.2 Một số phương pháp giảm áp lực cho khớp (tác hại của việc quá cân đối với khớp)

• Điều trị không dùng thuốc: Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải giảm cân nếu bị thừa cân.

-Điều trị vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu. Các bài tập này thường có tác dụng tăng cường lưu thông máu, tăng cường sự linh hoạt của các khớp và tăng cường cơ bắp xung quanh hông, tránh cho khớp gối không bị tổn thương và quá tải.

-Dùng các thiết bị hỗ trợ quá trình di chuyển đồng thời giúp cải thiện chức năng của các khớp như: Nạng, xe tập đi, gậy,… 

• Điều trị dùng thuốc: Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc thường chỉ có tác dụng làm giảm các cơn đau, bất kể là đường uống, đường tiêm hay bôi ngoài da. Một số thuốc chống thoái hoá khớp tác dụng chậm như: Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, piascledine, Diacerein,...

• Điều trị phẫu thuật: Khi tình trạng thoái hoá khớp quá nghiêm trọng và điều trị nội khoa không còn hiệu quả, Bác sĩ có thể cân nhắc việc thực hiện phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật gồm có:

- Nội soi thoái hóa khớp: Được áp dụng điều trị thoái hóa khớp tiến triển, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân lớn tuổi hoặc không có điều kiện thay khớp vì nhiều lý do khác nhau

- Chỉnh trục xương thay đổi trục sinh lý, cắt bỏ xương để hạn chế hình thành gai xương hoặc biến dạng khớp. Nhờ đó mà bệnh nhân có thể vận động bình thường.

- Thay khớp toàn phần: Tiến hành thay khớp nhân tạo có chức năng tương tự như khớp tự nhiên. Thường chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh rất nặng, có triệu chứng đau nhiều và trên 60 tuổi.

Bệnh thoái hoá khớp cần được chẩn đoán sớm, khi đó việc điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả. Nếu phát hiện ở giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém rất nhiều.

2. Viêm khớp dạng thấp

 

Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là bệnh lý mạn tính, gây ảnh hưởng toàn thân. Tổn thương cơ bản nhất là gây sưng, nóng, đỏ, cứng khớp, giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào củng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Nặng hơn có thể dẫn đến biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra các cơ quan khác củng bị ảnh hưởng như tim, da, mắt, phổi.

Bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng về giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, theo khảo sát và đánh giá từ phía chuyên gia, người trong độ tuổi từ 20 - 40 là nhóm đối tượng chính gặp viêm khớp dạng thấp. Trong số đó, bệnh nhân nữ giới chiếm phần lớn, đặc biệt là đối tượng phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, những người bị béo phì, hút thuốc nhiều, người làm trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp,... cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.

Theo đánh giá, bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp, bệnh có diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Mặc dù hiện nay, chưa có biện pháp nào khắc phục được hoàn toàn bệnh nhưng nếu được điều trị tích cực từ sớm, có thể cản trở bệnh diễn tiến và gây ra những hệ quả không đáng có.

3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân chủ yếu như: Di truyền, sai tư thế trong lao động, vận động, thoái hoá tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống,… .Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm. Mặc dù các triệu chứng đau, tê liệt, yếu cơ ở một số bộ phận do hội chứng đĩa đệm gây ra có thể khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật.

 

Sự kiên trì của bệnh nhân: Do đĩa đệm bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài, vì thế để thu được kết quả tích cực như mong muốn, người bệnh cần kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng.

4. Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống. Các gai xương thường hình thành ở những khu vực tiếp nối giữa các đốt sống, bao gồm: Đầu đốt sống, đĩa đệm, dây chằng.

Thông thường, người bị gai cột sống sẽ trải nghiệm cơn đau khó tả ở nhiều bộ phận, chẳng hạn như cổ, vai – gáy, thắt lưng hoặc tứ chi.

 

Một số triệu chứng của gai cột sống là:

  • Đau ở vùng cổ, thắt lưng. Cơn đau tăng dần khi bệnh nhân vận động hoặc đi lại nhiều

  • Đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng dọc xuống 2 chân

  • Khả năng vận động của cổ, cánh tay và tay bị giảm sút

  • Tay chân yếu đi, mất cân bằng cơ thể

  • Trường hợp nguy cấp, bệnh nhân sẽ tiểu tiện mất kiểm soát

  • Trường hợp nặng, bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp,…)

Hiện nay, điều trị gai đốt sống chủ yếu tập trung vào ba phương pháp chính. Thứ nhất là dùng thuốc để làm dịu các cơn đau tức thời. Thứ hai là luyện tập và trị liệu thần kinh cột sống. Thứ ba là phẫu thuật, đây là phương án cuối cùng chỉ được cân nhắc cho các trường hợp gai xương đã quá to.

Gai cột sống phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Những người từ sau 30 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra cột sống định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có. Bệnh nhân cần theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên tập thể dục thể thao kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.

5. Đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh toạ là thuật ngữ chỉ những cơn đau của dây thần kinh toạ chạy dọc từ trên xuống dưới, tính từ cổ xuống lưng qua hông, mông và đến ngón chân. Bệnh lý này khiến cho một nửa cơ thể thường xuyên trong trạng thái đau nhức, tê liệt hoặc thậm chí là khó vận động.

  • Đau cột sống thắt lưng kéo lan xuống mặt ngoài của đùi, cẳng chân, mắt cá chân và ngón chân. 

  • Cơn đau thường xuất hiện từ vị trí đĩa đệm L4 xuống dọc mặt sau chân, nếu xuất phát từ L5 sẽ lan hết mu bàn chân đến ngón cái. Ngược lại, nếu tổn thương ở L5, cơn đau sẽ xuyên qua lòng bàn chân và đến hầu hết các ngón chân. 

  • Đau cột sống ở phần dưới thắt lưng xuống mông và chân. Cảm giác đau nhức sẽ luôn tồn tại, gây khó chịu từ lưng thấp xuống mông và bắp sau đùi

Đau thần kinh tọa phần lớn do các bệnh liên quan đến thoái hóa, cột sống gây ra. Ngoài ra, có thể do một số tác nhân khác như: Tuổi tác, béo phì, mang vác nặng, các bệnh lý như đái tháo đường,…. Phòng tránh bệnh ngay từ đầu là cách để không phải đối mặt với các cơn đau khó chịu và biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp có thể ngăn ngừa thoái đau thần kinh tọa như sau: Giữ tư thế cột sống thẳng đứng, thể dục thể thao hằng ngày với cường độ hợp lý, không mang vác nặng tránh gây áp lực lớn lên cột sống,…. 

Không khó để nhận biết các triệu chứng đau thần kinh tọa. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

6. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính xảy ra ở độ tuổi trung niên. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau:

  • Thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân bị thoái hóa vùng cổ sẽ có những triệu chứng như đau ê ẩm vùng cổ (vùng sau gáy), đau nhức sang vùng bả vai, có thể lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt...

  • Thoái hóa cột sống lưng: biểu hiện thường gặp là đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.

  • Thoái hóa cột sống ngang ngực: ít gặp hơn 2 trường hợp trên, bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở.

Khi có triệu chứng đau thắt lưng hoặc đau vùng cổ gáy, nên đến cơ sở y tế khám để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác như viêm, ung thư di căn. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, chế độ vận động phù hợp.

Quá trình điều trị có thể kết hợp với điều trị triệu chứng bằng thuốc (giảm đau, sử dụng thuốc chống viêm không steroid - NSAID, giãn cơ, vitamin nhóm B, giảm đau thần kinh), chống thoái khớp tác dụng chậm; tập vật lý trị liệu.

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống khi đã điều trị tích cực nội khoa (thuốc, vật lý trị liệu...) hơn 3 tháng mà không có kết quả, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng thì cần phải phẫu thuật.

7. Loãng xương

 

Loãng xương là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc... Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ loãng xương giai đoạn mãn kinh từ 1 - 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 - 10 năm sau khi mãn kinh.

Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.

Tình trạng thoái hóa, đau xương khớp ngày càng phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Việc sử dụng thuốc và các loại thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát tình trạng xương khớp không có tiến triển xấu:

Sản phẩm hỗ trợ xương khớp chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên 100%

 

Sản phẩm tham khảo: Link sản phẩm Hoàng Khớp đơn Khánh Nhật

Sự kết hợp từ hơn 10 loại thảo dược quý, an toàn, hiệu quả. Tốt cho những người đang mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau khớp, đau mỏi cơ bắp, viêm khớp. Làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Tăng cường khí huyết lưu thông, hỗ trợ mạnh gân cốt.