Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


TẠI SAO BỔ SUNG RẤT NHIỀU RAU XANH NHƯNG TRẺ VẪN BỊ TÁO BÓN?

Thiếu rau xanh trong khẩu phần ăn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé được bổ sung đầy đủ rau xanh song vẫn mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá trong đó có bệnh táo bón. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và giải pháp nào cho các bậc cha mẹ khi có trẻ bị táo bón dù đã dùng nhiều rau xanh.

1.guyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ ăn nhiều rau và chất xơ nhưng vẫn bị táo bón.

1.1 Nóng nhiệt - nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ăn nhiều rau vẫn bị táo bón

Ở độ tuổi còn nhỏ, hệ tiêu hoá của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, khả năng hoạt động của các cơ quan nội tạng chưa được hoàn thiện. Trong trường hợp, trẻ hấp thụ quá nhiều rau nhưng bộ máy tiêu hoá của trẻ chưa đủ khả năng để chuyển hoá tốt những thực phẩm thành dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Việc chuyển hoá quá nhiều năng lượng hoặc chuyển hoá không hết lượng thức ăn đã dung nạp khiến cho bộ máy tiêu hoá của trẻ bị quá tải, làm tăng tích tụ các chất độc trong cơ thể gây nên hiện tượng nóng trong người, dẫn tới việc làm tăng khả năng bị mất nước trong phân, khối phân sẽ trở nên khô và khó di chuyển, gây ra tình trạng táo bón và đau đớn khi đi ngoài. Vì vậy, kể cả khi đã bổ sung thêm nhiều rau xanh trong bữa ăn, trẻ cũng có thể mắc phải tình trạng táo bón.


1.2 Mất nước hoặc uống ít nước gây táo bón mặc dù đã ăn nhiều rau xanh

Trong rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ lớn cùng nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Chất xơ trong rau xanh có công dụng làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đào thải ra ngoài. Nếu cơ thể thiếu chất xơ, bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng táo bón, đi đại tiện khó khăn. 

Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có nhiều đối tượng bị táo bón dù đã bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn mỗi ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do cơ thể thiếu nước. Nước có chức năng làm mềm phân. Khi bạn uống ít nước, ruột già sẽ tận dụng bất cứ lượng nước nào, có thể lấy từ thực phẩm khi đi qua ruột, hay hấp thụ nước từ các nguồn khác như chất thải, từ đó làm chất thải trở nên quá khô và gây ra táo bón.

Hãy duy trì thói quen uống nước đầy đủ mỗi ngày 2-2.5 lít. Nước khoáng giàu magie cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng magiê hút nước vào ruột và thư giãn các cơ ruột, làm cho phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.

1.3 Không có lịch đại tiện cố định

Nhiều phụ huynh cho rằng, thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh của bé là “buồn” giờ nào đi giờ đó, khi cơ thể có nhu cầu thì mới đi. Vì vậy, ngày càng có nhiều bé mắc các bệnh về đường tiêu hoá và rối loạn trao đổi chất, nhất là táo bón.

Trẻ vì mải chơi mà quên đi cầu hay nhịn đại tiện trong một thời gian dài, phân sẽ bị lưu trữ ở đại tràng rất lâu và đại tràng sẽ hấp thụ nước trong phân, dẫn đến tình trạng cứng phân, táo bón. Trẻ đi cầu thường phải rặn mạnh gây đau, khó chịu hoặc chảy máu.

Một số nguyên nhân nữa là do bé sợ ngồi bô nhất là vào thời tiết lạnh; hay do bé bị ám ảnh bởi nỗi đau khi bị táo bón, bé sẽ sợ đi đại tiện và nhịn. Để khắc phục điều này, cha mẹ cần luyện tập cho trẻ thói đi vệ sinh hằng ngày, vào một giờ cố định để tạo thói quen cho bé. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn của bố mẹ, điều quan trọng là bố mẹ không được bỏ cuộc khi dạy bé cách đi vệ sinh đúng giờ và cách sử dụng bô.

1.4 Giảm nhu động ruột gây táo bón ở trẻ

Nhu động ruột là một loạt các cử động co và giãn, lan truyền một cách nhịp nhàng và liên tục của cơ trơn trong ống tiêu hóa nhằm đẩy thức ăn từ thực quản xuống dạ dày và thoát ra ngoài qua đường đại tràng sau khi đã hấp thu chất dinh dưỡng

  • Tại thực quản: Nhu động ruột đóng vai trò đẩy thức ăn xuống dạ dày

  • Tại dạ dày: Nhu động ruột tiến hành co bóp giúp nghiền thức ăn thành kích thước nhỏ hơn để dễ chuyển hoá thành chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ

  • Tại ruột non: Nhu động ruột thực hiện co bóp làm biến đổi thức ăn và thực hiện quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng

  • Những chất cặn bã sẽ được nhu động ruột đẩy xuống ruột già

  • Khi hoạt động của nhu động ruột bị rối loạn, tần suất hoạt động của nhu động ruột giảm khiến:

  • Thức ăn bị chậm tiêu, đầy bụng

  • Các chất đào thải không nhận được đủ lực đẩy từ các cơ trơn nên bị tắc nghẽn trong ruột dẫn đến táo bón

  • Đau bụng, chướng bụng và căng tức bụng

 

Nhu động ruột kém là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị táo bón mặc dù đã sử dụng rất nhiều rau xanh. Vì vậy, nắm được các yếu tố làm giảm nhu động ruột sẽ giúp mẹ có biện pháp xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý để bảo cơ thể của bé trước những nguy cơ gây bệnh.

1.5 Lười vận động

Việc luyện tập thể dục làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa, làm tăng cường trao đổi chất. Nên lười vận động và ít khi tập thể dục sẽ là nguyên nhân gây táo bón.

Ở trẻ ít vận động, hay ngồi xem tivi, chơi điện tử,… khiến nhu động ruột kém (thức ăn bị chậm tiêu, bị đầy bụng, chướng bụng, căng tức bụng,…) và cơ thành bụng yếu (luôn phải gắng sức khi đi đại tiện, bụng to và phòng lên) lâu ngày dẫn đến táo bón.

1.6 Do yếu tố tâm lý 

Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện đi vệ sinh của trẻ. Đặc biệt là những trẻ đang trong giai đoạn mới đi nhà trẻ hay vào lớp 1. Ở một môi trường khác thường khiến bé có tâm lý e ngại hoặc xấu hổ khi đi ngoài và từ đó sẽ cố nhịn, lâu dần sẽ khiến trẻ bị mất dần phản xạ tự nhiên và trì hoãn việc đi ngoài hết ngày này qua ngày khác. Điều này dẫn tới việc phân sẽ bị ứ đọng lâu ngày trong đại tràng, khối phân lớn sẽ chèn ép lên các dây thần kinh gây rối loạn toàn thân, nhức đầu, bực tức; với trẻ nhỏ có biểu hiện quấy khóc, lười ăn chậm lớn. Nghiêm trọng hơn, nếu phân tích tụ lâu ngày sẽ gây ra u phân, polyp trực tràng. Bên cạnh đó, phân ứ đọng còn làm cản trở tuần hoàn sinh ra trĩ, sa trực tràng.

Khi con  được bổ sung rất nhiều rau xanh nhưng vẫn táo bón, cha mẹ hãy chú ý đến vấn đề tâm lý của trẻ. Điều nên làm của cha mẹ lúc này là cố gắng giải toả tâm lý cho trẻ, luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh và vệ sinh đúng cách, giúp trẻ trong việc chủ động vệ sinh cá nhân, từ đó giảm tâm lý e ngại, hay lo âu khi cần đi vệ sinh tại môi trường bên ngoài gia đình.

1.7 Sử dụng các thực phẩm dễ gây táo bón cho trẻ

Mặc dù bé ăn đủ lượng rau xanh cần thiết, tuy nhiên song song với đó trẻ ăn những loại thức ăn có nguy cơ cao gây ra tình trạng táo bón như socola, thực phẩm chiên rán có nhiều dầu mỡ, ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ, các loại bánh ngọt, các loại rau củ có vị chát,…những thực phẩm này gây ra tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng, khó tiêu hoá, mất nước,… dẫn đến táo bón ở trẻ.

thì nguy cơ mắc bệnh táo bón vẫn luôn hiện hữu

(Hình ảnh quả ổi, chuối, hồng xiêm)

1.8 Do sử dụng loại sữa không phù hợp hoặc pha sữa không đúng tỷ lệ

Đối với những trẻ đang trong giai đoạn sử dụng sữa công thức cần lưu ý: Trong thành phần sữa công thức có 2 loại là đạm whey và casein. Nếu trong sữa mẹ thường có 40% casein và 60% đạm whey, thì trong sữa công thức tỷ lệ đạm whey thường thấp hơn và đạm casein cao hơn. Đạm casein có trọng lượng phân tử lớn, dễ bị kết tủa ở nồng độ pH của dạ dày, rất khó để tiêu hoá, hấp thu, khiến trẻ bị táo bón thường xuyên.

Ngoài ra, việc pha sữa không đúng tỉ lệ quy định của nhà sản xuất củng dễ gây ra tình trạng táo bón, nhiều mẹ bỉm nghĩ rằng, sữa pha càng đặc thì càng có nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên đây là quan điểm hết sức sai lầm. Bởi mỗi loại sữa, tỷ lệ và công thức đã được nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho các chất dinh dưỡng hấp thụ tối ưu. Pha quá đặc khiến hệ tiêu hoá phải làm việc quá nhiều, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết dễ khiến con bị táo bón

1.9 Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

Các vi sinh vật có lợi trong đường ruột có vai trò nghiền nát và làm lên men những thức ăn chưa được tiêu hóa ở giai đoạn trước đó. Đồng thời làm sản sinh các axit béo chuỗi ngắn, khiến cho nhu động ruột được kích thích, giúp vấn đề đại tiện được tốt hơn. Tuy nhiên, khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sẽ làm rối loạn tiêu hóa kéo dài, gây nên các vấn đề về đường ruột, trong đó có táo bón.

Cần phải có giải pháp bổ sung lợi khuẩn để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột giúp cơ thể bé khỏe mạnh và đẩy lùi táo bón.

1.10 Bổ sung rau củ trong các bữa ăn chưa đúng cách

Rau chế biến quá nhừ cũng sẽ mất đi một lượng vi chất đáng kể.

Cha mẹ cho con ăn nhiều rau xào, bổ sung được rau xanh nhưng đồng thời cũng nạp vào cơ thể không ít dầu mỡ.

Một số loại rau củ giúp trị táo bón nhưng nếu ăn nhiều lại gây táo bón, tiêu biểu như cà rốt, khoai tây, cải xoăn, lúa mạch, gạo trắng,…

Một số loại rau quả dễ khiến trẻ bị táo bón nếu ăn nhiều, ví dụ như chuối xanh, ổi xanh, hồng xiêm…

2. Giải pháp cho tình trạng trẻ ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón.

Để giúp trẻ đầy lùi tình trạng khó chịu này, đồng thời phòng ngừa táo bón tái phát các bậc cha mẹ nên kết hợp các biện pháp sau đây:

  • Giải quyết tình trạng nóng nhiệt ở trẻ bằng các loại thảo dược thanh nhiệt, giải độc như Cam thảo, Hoa hòe

  • Cho trẻ uống đầy đủ lượng nước cần thiết hằng ngày

  • Tăng cường vận động cho trẻ

  • Tập thói quen đi tiêu đúng giờ

  • Sử dụng một số loại thực phẩm làm tăng nhu động ruột ở trẻ như Thảo Quyết Minh, hạt lanh

  • Cho trẻ ăn chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết

  • Tiếp tục cho trẻ ăn đầy đủ rau xanh nhưng đa dạng hơn, hạn chế các món chiên, xào và nên luộc đến chín tới

  • Không sử dụng đồ ngọt có gas hay ăn nhiều thịt, thực phẩm chế biến sẵn và đồ chiên, rán

  • Thay đổi loại sữa công thức cho trẻ nếu sữa không phù hợp

  • Có giải pháp giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột cho trẻ

Cho trẻ ăn sữa chua hoặc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giúp có chất xơ hoà tan để cải thiện tình trạng táo bón của trẻ

Điển hình là một số loại thảo dược thiên nhiên Hoàng Kỳ và Diếp Cá, Thảo quyết minh, Rau má, Bồ Công anh, Chiết xuất cà rốt,...  Vừa giúp thanh nhiệt, giải độc, vừa có công dụng hỗ trợ điều trị tình trạng nóng trong ở trẻ. Từ đó giúp giải quyết tình trạng trẻ bị táo bón.

 

Trên thị trường hiện có rất nhiều loạn chế phẩm giúp: Hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ hiệu quả và tăng cường giữ nước, làm mềm phân. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo (Link sp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Chất Xơ Zincacool) và tìm hiểu để giúp bé đi ngoài thuận tiện hơn, giảm đau bụng hiệu quả. Bổ sung chất xơ hoà tan cho hệ tiêu hoá của trẻ, giảm thiểu tình trạng đầy hơi, biếng ăn ở những trẻ thường xuyên bị táo bón. Tăng cường nhu động ruột của trẻ, tăng tiết dịch tại đại tràng giúp bé dễ dàng đi ngoài. Sử dụng chất xơ dạng dung dịch uống trực tiếp rất tiện dùng, phù hợp với nhiều đối tượng.