Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


RỐI LOẠN TIÊU HOÁ SƠ CẤP Ở TRẺ EM VÀ CÁCH XỬ LÝ KỊP THỜI

Rối loạn tiêu hoá xảy ra khi hệ tiêu hoá không thực hiện tốt và đồng đều 4 nhiệm vụ chính: Tiết men tiêu hoá, co bóp, hấp thu và bài tiết. Rối loạn tiêu hoá có thể chia làm hai mức: sơ cấp và cao cấp. Mức sơ cấp bé thường hay gặp là bị nôn trớ, chướng bụng đầy hơi, đau bụng, phân sống… Mức cao cấp cần mẹ theo dõi chặt chẽ hoặc đưa đi khám ngay lập tức là bé bị sốt, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, táo bón…

Ở mức sơ cấp bé hay bị nôn trớ, đầy bụng, đầy hơi, đau bụng, phân sống,… .Đây là chứng bệnh thường gặp khi bé dưới 1 tuổi, không chỉ khiến bé mệt mỏi, khó chịu mà nó còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể bởi đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng để lớn lên. Để bảo vệ bé, mẹ hãy cùng Hoa Viên Pharma tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân, độ tuổi thường gặp, cách khắc phục và lưu ý của rối loạn tiêu hoá sơ cấp và cách ứng phó kịp thời nhé!

 

1.Rối loạn tiêu hóa dẫn đến nôn trớ:

Nguyên nhân: Những tháng đầu đời, bé thường có biểu hiện nôn trớ, gọi là nôn trớ sinh lý. Lúc này dạ dày của bé còn quá nhỏ và ở tư thế nằm ngang, khi bé nằm, sữa và thức ăn dễ trào ra ngoài. Bên cạnh đó, dưới thực quản của bé là hệ thống cơ hoành và cơ vòng có chức năng co bóp, giữ thức ăn không đi lên, nếu cơ vòng thường xuyên giãn mở trong lúc dạ dày tiêu hoá sữa, luồng sữa sẽ bị trào ngược ra ngoài.

Ngoài ra, nôn trớ còn có thể kể đến các nguyên nhân khác như: Trẻ bú quá no hoặc các cử bú quá sát nhau, có thể do đổi loại sữa mới, lỗ núm vú cao su có kích thước không vừa phải, hay do bé nằm bú không đúng tư thế.

Độ tuổi thường gặp: Bé dưới 1 tuổi. Có 75-80% bé tự hết nôn trớ khi được 1 tuổi, do cấu trúc của đường tiêu hoá đã hoàn chỉnh.

Cách khắc phục: Mẹ cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không quá no, để bé ngậm sâu quần vú mẹ. Sau khi bú, mẹ hãy giúp bé cảm thấy dễ chịu bằng cách vuốt lưng, bế một lúc để bé ợ hơi, rồi hẵng đặt nằm. Khi bé quấy khóc vì sữa trào ngược trong cổ họng, mẹ hãy bế bé lên, để bé nôn sữa ra, cho bụng thoải mái.

Sau khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên. 

 

Lưu ý: Nếu sau 1 tuổi bé vẫn thường xuyên nôn trớ, thì đây có thể bệnh lý, về lâu dài có thể gây viêm thực quản, mòn răng, hen suyễn, suy dinh dưỡng, nên mẹ cần dẫn bé đi khám bác sĩ.

2.Rối loạn tiêu hóa gây ra chướng bụng, đầy hơi

Đầy hơi, chướng bụng là hiện tượng lượng khí tăng lên trong đường tiêu hoá của bé, làm bụng căng lên và phình ra gây tức bụng, khó chịu, bé bị ợ hơi và đôi lúc cảm thấy buồn nôn,… Chứng đầy hơi xảy ra khi bé bú mẹ nhưng ngậm không hết quầng vú, làm không khí vào dạ dày nhiều, gây tích tụ khí oxy và nito trong ống tiêu hoá; hoặc do rối loạn chuyển hoá các chất tinh bột hoặc sự lên men vi sinh vật, không đủ men chuyển hoá thức ăn, gây ứ đọng và sinh hơi.

Độ tuổi thường gặp: Đầy hơi, chướng bụng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.

Cách khắc phục: Mẹ có thể massage quanh rốn cho bé theo chiều kim đồng hồ, làm cách này giúp giảm lượng khí, kiểm soát triệu chứng đầy bụng, khó chịu hiệu quả. Chườm nóng, vỗ lưng ợ hơi cho bé, uống trà gừng pha mật ong, giúp trẻ xì hơi, bổ sung thêm men vi sinh tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Nếu bé thường xuyên bị đầy hơi sau bửa ăn, mẹ hãy cho bé ăn ít lại, chia nhỏ làm 6-8 bửa mỗi ngày,… .

 

Trường hợp đầy hơi chướng bụng kéo dài cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

3. Rối loạn tiêu hóa dẫn tới đau bụng:

Nguyên nhân: Đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nắm được các nguyên nhân cơ bản nhất sẽ giúp cha mẹ đánh giá tình trạng và có hướng xử lý phù hợp. Một số cơn đau bụng do bé bị rối loạn tiêu hoá sơ cấp, không phải là bệnh nghiêm trọng. Ví dụ như: Bé ăn quá no hoặc ăn không tiêu do nạp các loại thực phẩm như gạo nếp, xôi, thịt đỏ, dầu mỡ cùng một lúc. Bé sử dụng thức ăn không đảm bảo, cho bé uống sữa đã để lâu, bị nhiễm khuẩn hay đã bị hỏng. Hoặc khi bé bị táo bón, cơn đại tiện khiến bé thấy đau bụng. Nếu bé bị đau bụng âm ỉ từ ngày này qua ngày khác, có thể bé đã bị nhiễm giun đũa.

 

Độ tuổi thường gặp: Chứng đau bụng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cách khắc phục: Khi bé đau bụng do ăn không tiêu hoặc ăn quá no, mẹ kích thích tiêu hoá bằng cách massage bụng, chườm ấm bụng cho trẻ, giảm lượng đồ ăn trong khẩu phần, để tinh thần bé được thư giãn, thoải mái nhất có thể . Nếu bé đau bụng do táo bón, mẹ cho bé ăn chuối, khoai lang kích thích tăng nhu động ruột. Nếu bé dưới 2 tuổi mà nghi nhiễm giun, mẹ hãy dẫn bé đi khám để được tư vấn khắc phục.cách xử lý rối loạn tiêu hóa

Lưu ý: Đau bụng có thể là biểu hiện của bệnh nghiêm trọng nếu như bé có các triệu chứng như đau ở hố chậu phải, đau quằn quại, bé khóc thét, mặt tái xanh, nôn ói, bị sốt, sức khoẻ suy sụp nhanh chóng… Rất có thể bé đang bị ngộ độc thức ăn, viêm ruột thừa, lồng ruột, tắc ruột,… Khi ấy, mẹ hãy đưa bé đi khám, để bác sĩ xem triệu chứng rồi kết luận.

4. Rối loạn tiêu hóa trẻ dễ bị tình trạng phân sống:

Nguyên nhân: Phân sống là tình trạng bé ăn gì thường đi ngoài ra cái đó, phân lúc rắn, lúc sền sệt, trong phân lợn cợn hạt, có bọt, hoặc có cả đồ ăn chưa tiêu hoá, phân màu vàng xanh. 

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm, dư thừa chất béo, hoặc quá nhiều rau củ,.. điều này khiến trẻ có thể bị rối loạn tiêu hoá, do không hấp thụ hết, dẫn tới hiện tượng đi ngoài phân sống. Cho trẻ ăn dặm quá sớm. Trong bữa ăn chứa nhiều thịt đỏ, dầu mỡ khó tiêu,… 

 

Độ tuổi thường gặp: Bất kỳ độ tuổi nào

Cách khắc phục: Cha mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng và dễ tiêu hoá như cháo gà, cà rốt, bí đỏ,… . Hạn chế sử dụng đồ uống ngọt, nước có ga, đồ ăn nhanh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ, kể cả thuốc bổ hay thực phẩm chức năng,… 

Nếu có nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả.

Rối loạn tiêu hoá là bệnh phổ biến đứa trẻ nào cũng gặp, nhưng không đơn giản để khắc phục. Hoa Viên mong rằng mẹ nắm chắc kiến thức khoa học, để khi bé có những triệu chứng bất thường, mẹ đủ thông tin để không đưa ra quyết định sai lầm trong lúc hoảng sợ. Hãy làm một người mẹ thông thái để yêu thương con đúng cách, bảo vệ con an toàn, mẹ nhé!

5.Bổ sung Men vi sinh – Bí quyết giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt

Bổ sung Men vi sinh là sản phẩm chứa nhiều bào tử lợi khuẩn và nấm men giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột để trẻ vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hoá. 

  • Lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, hiệu quả.

  • Giúp cân bằng hệ sinh thái trong hệ thống đường ruột, góp phần bảo vệ các chức năng của ruột già. 

  • Khi bổ sung thức ăn vào cơ thể, lợi khuẩn giúp sản sinh cho chất Acid Lactic, Acid hóa đường ruột, từ đó ngăn ngừa sự hình thành, tấn công của các vi khuẩn có hại, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn tại đường tiêu hóa.

  • Ngoài ra, bổ sung men vi sinh còn giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

 

Dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc sử dụng kháng sinh dài ngày gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón. Người biếng ăn, gầy yếu hoặc suy dinh dưỡng.