Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VÀ BỆNH GOUT – Vì sao hay nhầm lẫn?

Bệnh gout là một bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hoá acid uric trong cơ thể. Với các triệu chứng điển hình như sưng, đau tại các khớp, bệnh gout rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý khác nhau, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị cũng khác nhau nên việc phân biệt được chúng rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

1.Viêm khớp dạng thấp

 

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh lý mạn tính. Bệnh gây ra do sự rối loạn tự miễn bên trong cơ thể, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khoẻ mạnh trong mô hoạt dịch hoặc lớp lót của khớp, dưới sự tác động của các cytokine, metalloprotease và chemokine. Tình trạng này dẫn đến viêm, cứng, đau và sưng,.. triệu chứng này thường xảy ra ở bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và đầu gối ở cả hai bên cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng sưng tấy lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương khớp. Các triệu chứng đôi khi khởi phát và sau đó tự biến mất. Ban đầu, tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi, sốt, đau hoặc cứng ở nhiều khớp, sụt cân. Khi bệnh tiến triển có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài như bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường tuyp II, mất thăng bằng và các vấn đề về phổi, mắt và các cơ quan khác. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

2.Bệnh Gout 

 

Gout là bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hoá khi cơ thể mất cân bằng axit uric và hình thành nên các tinh thể urat lắng đọng tại khớp. 

Không giống như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout thỉnh thoảng tấn công các khớp khác của cơ thể và gây sưng - đau dữ dội; xảy ra ở các khớp ngón tay, ngón cái, khớp cổ tay, bàn chân,…; gốc ngón chân cái bị biến dạng, các đợt viêm khớp diễn ra đột ngột và gây đau đớn mạnh, phạm vi hoạt động của các khớp bị suy giảm rõ rệt. Tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.

Nếu như cơ thể được bổ sung chất đạm quá nhiều thì sẽ có khả năng gây ra những đợt tái phát gout cấp và thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Khi các cơn đau do gout tiến triển biến chứng, người bệnh sẽ đau đến mức không thể khống chế được và có thể bị tê liệt tại các vị trí sưng viêm.

3.Chẩn đoán và điều trị Viêm khớp dạng thấp và Gout

Trước khi bắt đầu quá trình điều trị, điều quan trọng là phải phân biệt các triệu chứng của bệnh Gout và viêm khớp dạng thấp.

- Chuẩn đoán và điều trị bệnh Gout:

Để chuẩn đoán bệnh gout cấp tính hoặc mãn tính, xét nghiệm axit uric có thể được thực hiện. Mẫu bệnh phẩm dùng trong xét nghiệm là huyết tương được tách từ máu toàn phần chống đông Heparin. Các bạn nên nhịn ăn từ 4 - 8 tiếng và không sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hay các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.

- Giới hạn nồng độ acid uric ở người bình thường là:

+ Đối với nam giới: 210 - 420 umol/L.

+ Đối với nữ giới: 150 - 350 umol/L.

Khi nồng độ acid uric cao hơn mức cho phép ở trên cảnh báo cơ thể đang tạo ra nhiều acid uric hoặc chức năng thận bị suy giảm.

Hội Thấp khớp Hoa Kỳ phác thảo các tiêu chí cho bệnh gout. Bệnh gout có thể được chuẩn đoán nếu có một trong những điều sau đây:

• Tinh thể urat monosodium trong chất lỏng hoạt dịch

• Tophi được xác nhận bằng kiểm tra tinh thể

 

Nếu ít nhất sáu tiêu chí sau được xác định, bệnh gout cũng có thể được chuẩn đoán:

• Sưng không đối xứng trong khớp trên X quang

• Khớp bàn - ngón đầu tiên ( Điển hình)

• Tăng axit uric máu

• Nhiều hơn một cơn viêm khớp cấp tính

• Sưng đỏ khớp 

• U nang dưới vỏ không có xói mòn trên X quang

• Nghi ngờ tophi

• Nuôi cấy dịch khớp âm tính đối với các sinh vật trong một cơn gout cấp

• Cơn đau khớp bàn ngón đầu tiên

• Đau 1 khớp

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng chữa gout là một trong các phương pháp điều trị bệnh gút tại nhà hiệu quả và an toàn. Xây dựng chế độ ăn uống cùng thói quen sinh hoạt phù hợp mang lại nhiều tác động tích cực tới hiệu quả trong quá trình chữa trị bệnh gout. Người bệnh tránh bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, tôm, cá… Ngoài ra, cần kiêng sử dụng rượu bia và những loại đồ uống chứa cồn. Thay vào đó, người bệnh gout nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Người bệnh gout vẫn có thể ăn trứng và thịt, lưu ý không quá 150g/ngày. Đồng thời cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và uống đủ nước ( 2 – 2,5 lít/ngày tùy nhu cầu mỗi người). Thay đổi lối sống lành mạnh, tái khám định kỳ và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của Bác sĩ. 

- Chuẩn đoán và điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp:

Đối với viêm khớp dạng thấp trên 6 tuần, bác sĩ có thể dựa vào Bộ tiêu chuẩn ACR 1987 của hội thấp khớp học Hoa Kỳ để chuẩn đoán với các tiêu chí:

  • Cứng khớp buổi sáng trên 1 giờ.

  • Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.

  • Viêm các khớp ở bàn tay.

  • Viêm các khớp đối xứng.

  • Xuất hiện hạt thấp khớp dưới da.

  • Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp trong huyết thanh dương tính.

  • Chụp X – Quang viêm khớp dạng thấp có các dấu hiệu: nhiều khớp và đối xứng, phá hủy khớp, tiến triển, biến dạng, cứng khớp.

Chẩn đoán được xác định khi người bệnh ≥ 4 tiêu chí trên. Tình trạng viêm cần diễn biến từ 6 tuần trở lên, được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa

Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn được.Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu bằng giải pháp hữu hiệu, có thể kiểm soát bệnh hiệu quả, làm chậm tiến triển của bệnh. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Một số trường hợp dùng thuốc không kiểm soát được bệnh, hoặc với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật để cải thiện chức năng khớp như: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật sửa chữa gân, phẫu thuật chỉnh trục hay thay thế toàn bộ khớp. Ngoài ra cần kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như tập vật lý trị liệu, tập vận động để tránh co rút, dính khớp hoặc teo cơ,… .

4.Thực phẩm chức năng trị Gout thường được chỉ định:

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị gout thường là lựa chọn đầu tiên của những người đang gặp rắc rối với căn bệnh viêm khớp liên quan đến chuyển hóa này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết người mắc bệnh gút nên uống loại sản phẩm gì, đồng thời cần lưu ý những vấn đề nào khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sử dụng thực phẩm chức năng chứa các thanh phần từ thảo dược thiên nhiên như: Cao vuốt quỷ, Cao gắm, Cao dây đau xương, Tơm trương, Khúc khắc, Dâm dương hoắc, Phòng phong, Thiên niên kiện, Một dược, Đương quy,... . 

Sản phẩm tham khảo: Link

 

•  Cây vuốt quỷ

Móng quỷ hay còn gọi là vuốt quỷ có nguồn gốc từ sa mạc Kalahari ở Nam Phi. Đây là cây thuộc họ vừng thường được sử dụng để điều trị bệnh gout vì có chứa hợp chất iridoid glycoside nhờ công dụng chống viêm. Chất này cũng có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do gây hại, có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm như bệnh gout.

Ngoài ra, loại thảo mộc này còn chứa harpagoside, một hợp chất có đặc tính giảm đau và chống viêm. Một đánh giá thực tế cho thấy, chiết xuất cây móng quỷ chứa 60mg harpagoside mỗi khẩu phần giúp giảm đau hiệu quả, cải thiện khả năng vận động và giảm nhu cầu dùng thuốc ở những người bị viêm khớp hông hoặc đầu gối.

•  Cây gắm

Cao gắm giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng cách làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Axit uric là một hợp chất bao gồm hydro, oxy, carbon và nitơ. Khi nồng độ axit này trong máu tăng cao có thể dẫn đến ứ đọng, viêm khớp, sưng kẽ khớp, đau nhức và các hậu quả khác. Vì muối urat độc hại có thể tích tụ trong các khớp này. Sử dụng cao gắm giúp ổn định nồng độ axit, đồng thời có tác dụng kháng viêm, giảm viêm và hỗ trợ đẩy lùi bệnh gout tốt hơn.

•  Cây dây đau xương

Cây dây gắm có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan tới xương khớp, các triệu chứng xương khớp bị đau nhức, viêm khớp, thấp khớp. 

Các thành phần có trong cây thuốc có công dụng hạ acid uric ở trong máu, làm giảm viêm sưng, giảm đau do bệnh Gout. Đặc biệt loại dược liệu này có thể sử dụng cho cả người bị bệnh Gout cấp và mạn tính.

•  Cây tơm trương

Hoạt chất Phytosterol trong cây tơm trơng giúp tăng cường đào thải acid uric – qua đó giúp điều trị bệnh gout rất hiệu quả.