Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


NHỮNG DẤU HIỆU MÁCH BẠN ĐANG BỊ GIÃN TĨNH MẠCH

1.Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến hiện nay, theo thống kê phần lớn tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch ở nữ cao gấp 3 lần so với nam giới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng máu trong hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng ở chân và không thể trở về tim theo đường tĩnh mạch chủ như bình thường.

Tình trạng này làm tăng áp suất thủy tĩnh trong các tĩnh mạch khiến nó bị giãn ra. Nếu suy giãn tĩnh mạch không  được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời đúng cách, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và lưu lượng máu động mạch đến chân ngày càng giảm nặng lên và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. 

2.Ai là đối tượng dễ gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch có thể mắc ở cả nam và nữ, tuy nhiên phần lớn tỉ lệ mắc ở nữ sẽ cao hơn so với nam giới gấp khoảng 2-3 lần.Các nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch như : Giới tính: Phụ nữ thường bị mắc bệnh hơn nam giới cao khoảng gấp 3 lần

·         Tuổi tác: Càng lớn tuổi, các hệ thống tĩnh mạch bắt đầu bị yếu và kèm theo mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường,..sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng cao

·         Béo phì, thừa cân

·         Những người ít vận động, ít đi lại, đứng nhiều: bác sĩ, giáo viên, nhân viên bán hàng

3.Dấu hiệu nhận biết tình trạng giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn khởi phát diễn ra khá âm thầm nên việc nhận biết các triệu chứng và chuẩn đoán gặp khá nhiều khó khăn. Bệnh nhân chỉ có cảm giác thoáng qua gây khó chịu nhẹ và nặng hơn ở chân. Vùng da bị giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc nóng. Các triệu chứng thường trở nặng vào cuối ngày, khi người bệnh phải đứng liên tục trong thời gian dài


Khi bệnh có có dấu hiệu trở nặng người bệnh có thể thấy chân dễ nhức mỏi chân khi đứng lâu, phù nhẹ nếu ngồi trong thời gian dài, vùng châm có cảm giác như bị kim đâm hoặc kiến bò vùng chân, đôi khi gặp thêm tình trạng chuột rút... 

Hơn nữa, khi người bệnh  sẽ bắt đầu  thấy xuất hiện các mạch máu nhỏ như tĩnh mạch xuất hiện trên bề mặt da giống mạng nhện. Tuy nhiên, các triệu này có thể sẽ lặn xuống nếu như người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn. Cũng chính vì điều này khiến cho nhiều người ỷ lại và dễ bỏ qua các triệu chứng về tình trạng giãn tĩnh mạch

4.Suy giãn tĩnh mạch nên điều trị thế nào?

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại có rất nhiều biện pháp giúp điều trị được tình trạng suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả và an toàn

·         Liệu pháp xơ hóa: Sử dụng loại thuốc gây xơ hóa tiêm  vào các mạch máu bị tổn thương sẽ làm không còn tình trạng giãn tĩnh mạch.

·         Laser đốt bỏ tĩnh mạch: Sử dụng nguyên lý sức nóng của tia laser làm xẹp các tĩnh mạch

·         Sử dụng vớ y khoa : Đây là phương pháp khá phổ biến vì với các bước thực hiện đơn giản lại không tốn quá nhiều chi phí mà còn rất an toàn. 


 Vớ y khoa tạo áp lực lên tất cả các bộ phận của chân, điều này phù hợp với sinh lý bình thường: bó sát cổ chân hơn, lỏng hơn khi đi lên, luôn ôm sát chân, đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, đồng thời đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm thiểu tối đa nguy cơ 
đông máu  do máu chảy chậm.