Khô khớp gối hiện đang là căn bệnh “ám ảnh” của rất nhiều người. Hiện tượng khớp gối đau, cảm giác cứng khớp ở một hoặc cả hai đầu gối làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như đi lại, chạy nhảy,… Nếu không tiến hành can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và có khả năng phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng của căn bệnh này và thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh nhé.
1.Các triệu chứng của bệnh khô khớp gối
Ở giữa các khớp gối luôn có một lớp sụn, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn, đồng thời chịu áp lực của cả cơ thể. Khi lượng dịch tiết ra để bôi trơn sụn bị suy giảm hoặc khi sụn bị tổn thương thì sẽ gây ra chứng khô khớp gối. Tình trạng này xuất hiện nhiều khi bị thoái hóa khớp gối, vận động quá sức kéo dài, hoặc do lười vận động, béo phì…
Bạn có thể nhận biết chứng khô khớp với 5 triệu chứng sau:
Gây ra âm thanh lạo xạo, lục khục: Khi di chuyển, vận động hoặc khi leo cầu thang, bệnh nhân khô khớp gối thường nghe thấp các tiếng lụp khục, lạo xạo tại khớp gối. Nguyên nhân là do khớp không được bôi trơn đầy đủ nên vận hành không trơn tru, các tổn thương tích luỹ lâu ngày có thể làm biến dạng khớp, khiến cho các xương va chạm vào nhau tạo ra âm thanh.
Đau khớp gối: Triệu chứng này xuất hiện khi xương đã bắt đầu thoái hóa và gối bắt đầu mọc gai. Ban đầu, cơn đau ở mức độ nhẹ và thi thoảng nhói rồi mất đi khi vận động mạnh. Càng về sau thì cường độ và tần suất đau càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt. Cơn đau có thể tự phát lúc thời tiết thay đổi, thường là nửa đêm về sáng hoặc khi trời trở lạnh.
Cứng khớp gối: Khớp gối bị cứng mỗi khi co duỗi chân do sự lắng đọng của canxi, cộng thêm thoái hóa vì di chuyển nhiều, hay là không vận động như ngồi làm việc suốt nhiều giờ đồng hồ hoặc sau 1 đêm dài ngủ dậy.
Cơ chân yếu: Cơ chân của người bệnh yếu dần đi. Tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ hoặc bại liệt.
Khớp sưng: Khi các đầu xương không được bôi trơn khi hoạt động rất dễ tổn thương và khởi phát các phản ứng viêm. Đặc trưng của phản ứng này là các triệu chứng sưng đỏ, đau, nóng tại các khớp ảnh hưởng, kèm theo đó là hiểu hiện sốt nhẹ.
2. Khô khớp gối ngày càng gia tăng ở giới trẻ
Khô khớp gối thông thường là bệnh đặc trưng của những người trung tuổi hoặc cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng ở các đối tượng trẻ tuổi.
Một số nguyên nhân gây khô khớp gối ở giới trẻ hiện nay như:
2.1 Làm việc nặng nhọc
Thường xuyên phải mang vác nặng và đứng lâu đã tạo sức ép rất lớn lên vùng khớp gối. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho vùng xương sụn bị tổn thương gây đau nhức.
2.2 Thừa cân, béo phì
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể tăng 1 kg đồng nghĩa với việc khớp gối phải chịu tải thêm gấp 3 lần số kg tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp. Bên cạnh đó, với lối sống thụ động, lười tập thể dục thể thao của giới trẻ hiện nay dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Lúc này, toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn lên 2 khớp gối. Về lâu dài, lớp sụn sẽ bị bào mòn dần, dẫn đến đầu gối bị nhức khi di chuyển.
2.3 Sai tư thế
Thường xuyên ngồi xổm, chéo chân, bê vác vật nặng, đi lại quá nhiều… khiến khớp gối vốn đã dễ hư tổn càng nhanh thoái hóa.
2.4 Mang giầy cao gót
Thói quen đi giầy cao gót của nhiều chị em phụ nữ ảnh hưởng xấu đến khớp gối, làm tăng nguy cơ khô khớp và thoái hoá. Bởi khi đi giầy cao gót, phần sụn khớp sẽ chịu nhiều áp lực căng thẳng hơn.
Đây là một số nguyên nhân điển hình làm cho tình trạng khô khớp gối ở giới trẻ tăng cao trong những năm gần đây. Diễn biến của bệnh khô khớp ở người trẻ thường diễn ra chậm và âm thầm. Cùng với đó là việc người trẻ không có quá nhiều sự chú ý đến những dấu hiệu của căn bệnh này làm tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng. Chính vì thế người trẻ nên thường xuyên chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân và cần có biện pháp điều trị và phòng tránh kịp thời nhất.
3. Khám và điều trị khô khớp gối
Bệnh nhân mắc chứng bệnh khô khớp gối nên tìm đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa trị theo đúng phương pháp và lộ trình phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian.
Bạn nên đến bác sỹ để biết tình trạng khô khớp gối đang ở mức độ điều trị nào, sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ và kết hợp song song cùng chế độ ăn phù hợp, hoạt động thể thao nhẹ nhàng để có thể điều trị một cách nhanh chóng.
4. Bệnh khô khớp gối nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hồi phục của bệnh nhân. Nếu ăn những thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục xương khớp sẽ rút ngắn quá trình này. Ngược lại, nếu ăn những thực phẩm cần hạn chế, không tốt cho sức khoẻ xương khớp sẽ khiến cho tình trạng khô khớp gối ngày càng trở nên nghiêm trọng. Do vậy, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân khô khớp gối, cụ thể là:
4.1 Xương và sụn động vật
Các món hầm từ xương ống, sụn bò và bê chứa nhiều glucosamine và chondroitin – hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn. Đồng thời, trong các loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn canxi – thành phần cấu tạo xương giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.
4.2 Rau màu xanh đậm và hoa quả
- Một số loại rau như cải xoăn, cải xanh, bắp cải, cải thìa,… chứa hàm lượng vitamin K, A, C – loại vitamin giúp tăng mật độ xương, giảm sự hao mòn sụn khớp. Bên cạnh đó, thành phần Collagen có trong các loại cải này giúp khớp trở nên linh hoạt và trơn tru hơn. Do vậy, không nên bỏ qua món rau màu xanh đậm trong thực đơn hằng ngày nhé.
- Chuối là một trong số những loại trái cây giàu Kali nhất và là thức ăn tốt cho xương khớp. Trong 100g chuối tiêu có tới 329 mg Kali. Ngoài ra, trong chuối cũng có khoáng chất Magiê – cần thiết để chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động giúp kích hoạt quá trình hấp thu Canxi tại xương.
- Đậu nành và bơ có chứa nhiều serotonin và tryptophan – các hoạt chất có lợi cho xương và khớp.
4.3 Sữa và các chế phẩm từ sữa
Hàm lượng Canxi cao có trong sữa là dưỡng chất cần thiết để phát triển và duy trì xương, răng khoẻ mạnh, trong đó không thể không kể đến sữa tươi và sữa chua. Theo khuyến nghị, người bệnh bị khô khớp nên bổ sung 150 – 200ml sữa mỗi ngày. Với những người bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa thì nên tránh thực phẩm này.
Sữa chua là nguồn cung cấp men vi sinh, canxi, kali, vitamin D, A và folate giúp ngăn ngừa gãy xương. Mỗi ngày nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và phát triển sức khoẻ toàn diện. Có thể ăn riêng sữa chua hoặc trộn vào sinh tố, trộn với ngũ cốc nguyên hạt, trộn salad trái cây.
4.4 Cá béo tốt cho sức khoẻ người bệnh xương khớp.
Các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá cơm, cá hồi, cá mòi,… hay dầu cá là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng như Vitamin D và axit béo omega 3. Các chất này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kích thích quá trình lưu thông máu và hạn chế các cơn đau khớp tích cực. Đây là những chất có khả năng chống viêm tốt và giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do viêm khớp nhờ ức chế sản sinh enzym và cytokine phá vỡ sụn.
Có thể ăn món cá 2 lần mỗi tuần, khẩu phần cho mỗi lần ăn từ 100-200mg cá.
4.5 Một số thành phần thảo mộc tốt cho xương khớp
Dây đau xương: Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, Dây đau xương chứa nhiều hoạt chất tốt cho tình trạng đau nhức xương khớp. Cụ thể, hoạt chất Akaloid có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm cực nhạy. Ngoài ra, hoạt chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinesid A, B có tác dụng chống viêm cực hiệu quả. Do vậy, người xưa thường sử dụng thảo dược này trong bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng sưng đỏ. Thêm nữa, dược liệu này còn có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi cơn đau nhức, tê mỏi chân tay khi ngồi lâu một tư thế. Đồng thời, hạn chế sự tổn thương tới hệ xương khớp do mang vác vật nặng, làm việc quá sức, cải thiện triệu chứng viêm khớp, phong tê thấp…
Vuốt quỷ: Người ta nhận thấy hiệu quả điều trị triệu chứng đau và viêm của nó tương tự như một số loại thuốc chống viêm non-steroid. Nó được dùng để giảm các triệu chứng viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus, thoái hóa khớp... .Khi nghiên cứu trên bệnh nhân có những chứng bệnh trên thì thấy loại cây này cho thấy tác dụng giảm đáng kể các chứng đau tại khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, thấy sự khác biệt ở những bệnh nhân có tình trạng viêm khớp mạn tính.
Tơm trương: Cây Tơm trơng có hàm lượng cao các nguyên tố đa lượng và vi lượng như canxi, kali, magie, kẽm… tham gia cấu tạo xương, sụn; đồng thời là chất xúc tác cho các quá trình chuyển hoá quan trọng trong cơ thể. Đây là loại dược liệu quý, nhất là đối với người cao tuổi.