Tổng quan về gout
Gout là là tình trạng bệnh lý chung khá phổ biến, bệnh thường gặp ở nam giới trong giai đoạn tuổi trung niên.Tuy nhiên, hiện nay theo thống dữ liệu thống kê thì bệnh gout đang dần trẻ hoá và gặp ở mọi lứa tuổi( trong khoảng từ 30- 50 tuổi) , mọi đối tượng. Gout là do nồng độ acid uric trong máu bị dư thừa hoặc cao hơn so với mức chuẩn. Lượng acid uric dư thừa khi tích tụ trong khớp, lâu ngày gây ra viêm sưng khớp cấp tính hoặc mạn tính.
Các cơn đau gout sẽ xuất xiện theo chu kỳ hoặc xuất hiện đột ngột gây ra các cản trở sinh hoạt cho người bệnh như gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ, hạn chế vận động trong sinh hoạt hằng ngày làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh
Bệnh gout hiện nay chưa vẫn chưa có liệu pháp điều trị nào có thể trị dứt điểm hoàn toàn, việc điều trị phần lớn chỉ phụ thuộc vào việc kiểm soát bệnh bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng như việc dùng thuốc của người bệnh. Mục tiêu điều trị gout là duy trì lượng acid uric trong ngưỡng mục tiêu kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc kháng viêm để làm giảm triệu chứng viêm và sưng đau.
Nguyên chủ yếu gây nên tình trạng gout ở người trẻ hiện nay là gì?
1. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống không đều đặn, cùng với việc sử dụng các
loại thực phẩm chế biến sẵn dễ gây nên tình trạng gout ở người trẻ.Nguyên
nhân chủ yếu gây bệnh là do việc sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu purine ( thịt
đỏ, các loại đậu như đậu nành, đậu phộng, và các loại rau củ quả như nấm, bông
cải, bơ,…)
Hợp chất purine có trong thực phẩm cũng có khả năng tổng hợp purin. Do vậy, việc tổng hợp quá nhiều purine sẻ là nguyên nhân gián tiếp khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, lâu dần sẽ gây nên tình trạng gout
2. Lạm dùng đồ uống có cồn
Các loại bia, rượu và các đồ uống có cồn thường chứa hàm
lượng lớn purin, Sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân dẫn tới
tình trạng trẻ hóa của bệnh gout.
3. Lười vận động
Hạn chế vận động không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh gout. Tuy nhiên, thói quen ít vận động khiến cơ thể trì trệ, hệ xương khớp thiếu sự linh hoạt, từ đó ảnh hưởng chất lượng của xương khớp.
Việc hạn chế vận động sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Những người thừa cân béo phì này là yếu tố nguy cơ làm cho việc acid uric tự nhiên cũng được sản xuất nhiều hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa, làm tăng acid uric trong máu
4. Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ từ việc sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp sai liều lượng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng gout.
Cần làm gì để phòng tránh tình trạng bị gout ?
Cho đến hiện nay vẫn chưa có phác đồ nào điều trị dứt điểm được tình trạng gout, các phác đồ đa phần chỉ tập trung vào việc điều trị triệu chứng và kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở mức ổn định, chính vì vậy việc chủ động kiểm soát tình trạng gout là cực kỳ quan trọng:
Xây dựng lối sống khoa học kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ là chìa khóa giúp thể duy trì nồng độ acid uric trong cơ thể ở mức an toàn, hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh gout.
Uống thật nhiều nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải các độc
tố và giảm lượng axit uric trong máu ( ưu tiên sử dụng các loại nước có tính kiềm)
Hạn chế đồ uống có cồn và rượu bia, hút thuốc lá.
Duy trì cân nặng ở mức độ lý tưởng, tăng cường vận động
Chủ động thăm khám và sử thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng sử dụng thuốc 1 cách
bừa bãi
Bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa các thành phần glucosamin, các dược liệu : TĨNH MẠCH ĐƠN NOSA,.. dạng bào chế hiện đại giúp người bệnh có thể sử dụng tiện lợi và duy trì nồng độ axit uric trong máu ở mức ổn định