Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


HO LÂU NGÀY SAU NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Ho dai dẳng, ho kéo dài là tình trạng ho do một số bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi xoang , hen suyển, trào ngược dạ dày thực quản , viêm phế quản mạn, dãn phế quản , lao ,ung thư phổi, thuốc hạ huyết áp... nhưng lại khó khạc ra đờm. Người bệnh ho nhiều và dữ dội, ho thành từng cơn, ho rát cổ họng, khổ sở vì ho – đây là triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường có nhiều ô nhiễm, thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể chuyển từ trạng thái lạnh sang nóng đột ngột hay ngược lại,… Trong đó, những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai dễ gặp tình trạng này hơn. Vậy cần phải làm gì để tình trạng ho kéo dài thuyên giảm?

Ở người lớn, nếu tình trạng ho khan trên 8 tuần sẽ được tính là ho kéo dài. Ở trẻ em, ho khan từ 2 – 4 tuần được gọi là ho cấp tính, nếu trẻ ho khan trên 4 tuần sẽ gọi là ho mãn tính.

Ngoài những trường hợp buộc phải đi khám, có 1 số cách dứt ho sau nhiễm trùng hô hấp mà bạn có thể thử làm tại nhà.

1.Sử dụng các loại tinh dầu từ thiên nhiên

Xông tinh dầu không chỉ là biện pháp giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi mà còn mang lại những công dụng tuyệt vời đối với những người mắc bệnh về đường hô hấp. Cụ thể: 

1.1 Tinh dầu khuynh diệp có mùi hương mạnh giúp thông đường hô hấp. Dầu chứa eucalyptol giúp long đờm và loại bỏ chất nhầy khỏi hệ hô hấp và cho phép bạn thở dễ dàng.

1.2 Tinh dầu trầm hương: Tinh dầu này có đặc tính long đờm và chống viêm. Nó giúp loại bỏ tắc nghẽn đường mũi và phổi - nguyên nhân gây bệnh hen suyễn. Ngoài ra, dầu trầm hương cũng giúp ngừa căng thẳng và lo lắng.

1.3 Tinh dầu đinh hương: Loại tinh dầu này có đặc tính chống co thắt và kháng virus, nó có thể làm giảm căng cơ gây ra bệnh hen suyễn và ngăn virus vào đường hô hấp.

Thêm vài giọt dầu vào nước nóng để xông hơi. Trùm khăn lên đầu để tập trung hơi nước. Hít thở sâu và nhiều lần từ 5 đến 10 phút. 

1.4 Tinh dầu Bạc hà giúp làm mát đường thở, làm dịu cổ họng và giảm ho. Có thể sử dụng như một loại thuốc thông mũi tự nhiên, thông qua máy khuếch tán,…

Lưu ý quan trọng, các loại tinh dầu không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Không được nuốt tinh dầu vì có thể gây độc nếu sử dụng qua đường miệng.

 

2. Thức uống nóng với mật ong

Thành phần chính của mật ong là các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ con người. Mật ong đem lại rất nhiều lợi ích trong việc trị hen suyễn, sốt,… đặc biệt trong điều trị ho.

2.1 Sử dụng mật ong kết hợp với trà: Là một trong những phương pháp chữa ho truyền thống tại nhà. Mật ong hoạt động với cơ chế làm dịu cổ họng, giảm kích thích các cơn ho. Ngoài ra, mật ong cũng chứa các chất chống oxy hoá và một số đặc tính kháng khuẩn khác, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình điều trị ho.

2.2 Chữa ho bằng mật ong và gừng: Gừng có tính sát khuẩn cao. Mật ong có tính chống oxy hoá mạnh. Sự kết hợp giữa gừng và mật ong đã được sử dụng từ lâu để điều trị các vấn đề như cảm lạnh và ho, làm dịu các cơn đau họng, giảm đau và giảm viêm. Phương pháp này phù hợp với cả trẻ em và người lớn

2.3 Kết hợp mật ong và chanh: Trong chanh chứa rất nhiều Vitamin C, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng và đau họng, thông đờm rất hiệu quả. Dùng mật ong với chanh tươi để trị ho có đờm là một phương pháp rất an toàn và hiệu quả. Phương pháp này áp dụng được cho cả phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, ở độ tuổi này hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu. Trường hợp nhẹ có thể khiến trẻ biếng ăn, táo bón, quấy khóc,… nặng hơn sẽ gây nguy hiểm cao cho trẻ

3. Máy phun sương tạo độ ẩm: Loại bỏ đờm ra khỏi cuống họng

Không khí khô có thể khiến bạn ho khan và không đẩy được đờm dính trong cổ và đường thở đi ra ngoài.

Với người bị hen phế quản và dị ứng, máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm triệu chứng bệnh và tăng cường sức khoẻ. Nó hoạt động bằng cách giải phóng hơi ẩm vào không khí, giúp cho hệ hô hấp trở nên ẩm hơn. từ đó loãng đờm, dễ dàng đẩy đờm ra ngoài hơn khi ho. 

 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng người dùng cần thường xuyên vệ sinh và duy trì máy để đảm bảo môi trường độ ẩm an toàn và lành mạnh cho sức khoẻ của mình, tránh bụi bẩn, vi khuẩn và nấm làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ. 

Đối với trẻ em, hãy đảm bảo sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát mẻ. Còn máy tạo ẩm dạng phun sương ấm thì có thể làm bỏng con bạn nếu chúng đến quá gần hơi nước.

Nếu có dấu hiệu bất thường nào, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm

4. Súc họng bằng nước muối

Súc họng bằng nước muối đúng cách giúp giảm viêm họng đáng kể. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn và virus, hỗ trợ làm giảm nhiễm trùng ở miệng và cổ họng, ngăn ngừa tái phát các triệu chứng viêm trong một số trường hợp như:

4.1 Đau họng: Scetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) trong nước muối có tác dụng làm giảm triệu chứng đau họng do cảm lạnh, cảm cúm. Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn và súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ.

4.2 Loãng đờm: Thêm một nửa thìa (cà phê) muối vào một cốc nước ấm và hòa tan. Sau đó, nhấp một ngụm nước muối, ngửa đầu ra sau, súc miệng trong khoảng 10 giây rồi nhổ ra. Bằng cách này sẽ làm lỏng đờm và rửa sạch đờm trong cổ họng.

 

5. Nước súc miệng pha sẵn

Việc súc miệng, rửa họng bằng nước súc miệng pha sẵn là một trong những phương pháp phòng tránh các bệnh hô hấp vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy mà mọi người cần quan tâm hơn đến việc sử dụng dung dịch sát khuẩn hầu họng để phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt là khi dịch bệnh đang hoành hành.

Một trong những thành phần sát khuẩn được sử dụng phổ biến trong dung dịch vệ sinh răng miệng là Chlorhexidine. Chlorhexidine thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc răng miệng, như nước súc miệng pha sẵn với nồng độ 0,2%. Nó có thể giúp loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng, viêm nướu và bệnh lợi.

 

Đặc biệt, khi Chlorhexidine súc miệng được sử dụng với nồng độ thấp, có khả năng giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Khi dùng Chlorhexidine súc miệng nồng độ cao, Chlorhexidine sẽ tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn có hại đồng thời ngăn ngừa sự quay trở lại của chúng.

6. Cách phòng ngừa mắc các bệnh viêm đường hô hấp

Để có một cơ thể khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản sau:

6.1 Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước: Rửa tay bằng xà phòng đúng cách để loại bỏ vi khuẩn và virus trên da có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hướng dẫn trẻ em rửa tay theo các bước đúng cách để phòng bệnh. 

6.2 Giảm thiểu tiếp xúc gần với những người đang ho hoặc hắt hơi: Bạn cần nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế để phòng tránh các bệnh đường hô hấp.

6.3 Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

6.4 Thường xuyên khử trùng các khu vực trong nhà và nơi làm việc của bạn.

6.5 Uống đủ nước: Đảm bảo cho quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh trong đó có các bệnh về đường hô hấp.

6.6 Uống thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tăng cường miễn dịch: Bạn có thể cân nhắc bổ sung kẽm, vitamin C và men vi sinh trong mùa lạnh hoặc khi giao mùa để ngăn ngừa cúm mùa và các loại bệnh khác. Đây là những vi chất cần thiết đối với hệ miễn dịch để giúp cơ thể phòng chống bệnh tật.

6.7 Luôn cập nhật về việc tiêm phòng (ví dụ: Vacxin phòng ngừa các loại cúm, cúm mùa…)

Bộ y tế khuyến cáo nên tiêm phòng đầy đủ, để tăng cường và củng cố khả năng miễn dịch. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch yếu có thể tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng thêm các loại Vacxin phòng ngừa cúm mùa.

Nếu bạn không may bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, việc cho cơ thể nghỉ ngơi là rất quan trọng. Mặc dù nó không đảm bảo rằng bạn sẽ tránh được cơn ho sau nhiễm trùng, nhưng nó sẽ giúp cơ thể có cơ hội phục hồi nhanh chóng và hoàn toàn.

Nếu tình trạng ho kéo dài không cải thiện bằng các liệu pháp điều trị tại nhà, người bệnh cần đi khám ngay.