Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Nếu cơ quan này xuất hiện bất cứ thương tổn nào đều gây ra các tác động nguy hiểm cho cơ thể.
1. Hệ thần kinh là gì?
Hệ thần kinh được hình thành bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm. Cũng chính các nơ-ron này đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh, đó là chất xám và chất trắng.
Về chức năng hệ thần kinh được chia thành: Hệ thần kinh vận động (điều khiển hoạt động cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (điều khiển hoạt động của cơ quan nội tạng). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
Về cấu trúc hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận:
-Bộ phận trung ương: Bao gồm não, tủy sống là bộ phận giữ vai trò chủ đạo.
(Hình ảnh hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên là 2 hệ thần kinh trung ương có vai trò chủ đạo)
-Bộ phận ngoại biên: Bao gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh còn lại trong cơ thể tạo nên hệ thần kinh ngoại vi: 12 đôi dây sọ; 31 đôi dây sống.
Tất cả mọi hoạt động mà bạn thực hiện được đều có sự kết nối với hệ thần kinh. Nó nói với trái tim rằng cần phải đập. Nó nói với phổi rằng bạn cần phải thở. Nó kiểm soát cách bạn di chuyển, những từ bạn nói, cũng như cách bạn suy nghĩ và học tập. Hệ thần kinh cũng kiểm soát các giác quan và ký ức của bạn.
Hệ thần kinh giữ chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể. Vì vậy phải giữ gìn để có một hệ thần kinh khoẻ mạnh.
2. Hệ thần kinh hoạt động như thế nào?
Các thông tin truyền đi trong dây thần kinh được gửi qua hàng tỉ tế bào gọi là tế bào thần kinh. Khoảng trống giữa các tế bào này được gọi là khớp thần kinh.
Các tế bào được liên kết với nhau thông qua các chất hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh di chuyển qua các khớp thần kinh đến tế bào thần kinh tiếp theo. Các loại chất dẫn truyền thần kinh phải kể đến như là dopamine và serotonin.
Quá trình này tiếp tục cho đến khi tín hiệu được thông báo đến đúng nơi. Một số thông điệp được truyền đi với tốc độ hơn 200 dặm một giờ.
Đây cũng là cách các tín hiệu từ cơ thể bạn chuyển phản hồi tới não và tủy sống. Ví dụ, Khi đi xe đạp, ta cần phải nhìn, lái, đạp. Khi đạp nhanh thì tim sẽ đập nhanh, ngược lại khi đạp chậm thì tim sẽ đập chậm, nếu tim đập quá chậm, sẽ làm giảm khả năng co bóp và tống máu, giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng => Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh trong sự điều hòa phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể
3. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Tại hệ thống của thần kinh trung ương bao gồm nhiều lớp sừng bảo vệ. Ở đó, hộp sọ có nhiệm vụ bảo vệ bộ não, khung xương trong cột sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống được phủ một lớp mỏng. Tất cả được đệm bởi chất lỏng trong suốt có tên gọi là dịch não tủy.
Tuy nhiên, có những trường hợp mọi thứ không đi đúng hướng với hệ thần kinh trung ương tương tự với bất cứ bộ phận khác trên cơ thể. Nếu có một rối loạn không may “phá” hỏng nó thì sẽ gây tác động trực tiếp tới sự giao tiếp giữa bộ não, tủy sống và toàn bộ cơ thể. Từ đó hình thành nên hội chứng đau thần kinh trung ương với các rối loạn điển hình xuất phát từ các yếu tố:
3.1 Hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng virus tấn công làm tổn thương hệ thần kinh: Viêm não do virus, viêm màng não, bại liệt…
(Hình ảnh minh hoạ hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng/Chấn thương/bệnh lý thần kinh,…Trong cùng 1 tấm hình)
3.2 Các vấn đề về thể chất như: Chấn thương do tác động vật lý hay hoặt động thể chất có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, làm gián đoạn chức năng của chúng. Ví dụ như hội chứng ống cổ tay – phát sinh do áp lực lặp đi lặp lại lên dây thần kinh và gân ở bàn tay – có thể gây ngứa ran hoặc tê ở lòng bàn tay và dọc theo các ngón tay,…
3.3 Các tình trạng bệnh lý thần kinh như: Parkinson, động kinh, bệnh Alzheimer hoặc đau nửa đầu migraine,… Đây là sự rối loạn thoái hoá thần kinh trung ương, gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ thể của bệnh nhân
3.4 Xuất hiện các vấn đề về mạch máu (vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch) khiến dòng máu lên nuôi não bị ngưng trệ, không tuần hoàn gây ra các vấn đề như: Đột quỵ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc tụ máu dưới màng cứng (thường là sau một chấn thương đầu nghiêm trọng), làm cho người bệnh đối diện với nguy cơ tàn tật, thậm chí gây ra những nguy hiểm hết sức nghiêm trọng.
4. Cách giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh
Để giữ một hệ thần kinh khoẻ mạnh cần duy trì các cách sau:
4.1 Ngủ đủ giấc: Mất ngủ thường xuyên sẽ làm hệ miễn dịch bị suy giảm. Ngủ ngon, ngủ sâu giúp tâm trạng tốt hơn, minh mẫn và quyết định sáng suốt hơn. Đây chính là chìa khoá giúp hệ thần kinh khoẻ mạnh.
Tâm trạng chịu ảnh hưởng nhiều từ giấc ngủ. Các chất dẫn truyền thần kinh mang và truyền thông điệp giữa các tế bào não với nhau để khiến chúng ta hành động, suy nghĩ, cảm nhận và điều tiết giấc ngủ. Trong một tâm trạng bất ổn, khi đó các hóa chất khác nhau sẽ được tăng lên trong bộ não của chúng ta. Điều này khiến ta không có cơ hội đạt được giấc ngủ ngon như mong muốn. Tâm trạng tồi tệ là nguyên nhân phá hỏng giấc ngủ của bạn. Hãy giữ cho mình một tâm trạng thật tốt.
Các nghiên cứu về giấc ngủ đã được đưa ra và các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi như sau:
Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h - 12h/ ngày để ngủ.
Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần ngủ 8 - 10h/ngày
Thanh niên và người trưởng thành (18-64 tuổi) cần ngủ 7 - 9h/ngày
Người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7 - 8h/ngày
Nên đi ngủ trước 11h giờ đêm và có lịch trình ngủ cố định.
4.2 Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Chế độ ăn uống lành mạnh tác động đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm hệ thần kinh, não bộ, cột sống, trung tâm kiểm soát cơ thể và các dây thần kinh khác (từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ xương, cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân).
Bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3 như Cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích, cá ngừ,… chứa nhiều các loại khoáng chất như photpho, đồng, kẽm, magie,… là chất xúc tác cho não hoạt động tốt hơn và duy trì cân bằng sắt trong hệ tuần hoàn
(hình ảnh các loại cá tốt cho hệ thần kinh)
Các loại trái cây như Quả Việt quất (Việt quất hiện đang đứng đầu trong các loại trái cây tốt cho não bộ) cam, bưởi, táo, chuối, dưa chuột, kiwi,… Chứa các chất chống oxy hoá giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sức khoẻ não bộ, tăng nhận thức và tăng cường sự tập trung.
4.3 Thể dục thể thao hàng ngày:
Khi luyện tập thể dục thể thao đều đặn, mức độ serotonin, endorphins và các hóa chất khác có trong não bộ sẽ tăng lên giúp cân bằng tâm trạng và sức khoẻ cho hệ thần kinh của bạn.
- Chạy bộ giúp giảm cảm giác lo âu và căng thẳng, thúc đẩy việc giải phóng các protein được gọi là các yếu tố dinh dưỡng thần kinh hay là các yếu tố tăng trưởng, khiến các tế bào thần kinh phát triển và tạo ra các kết nối mới.
- Luyện tập Yoga: Ở những người hay chịu nhiều áp lực căng thẳng hay người có thần kinh yếu, Bác sĩ khuyến khích nên luyện tập Yoga, đây là bộ môn được đánh giá tốt cải thiện chứng suy nhược thần kinh. Các tư thế vận động và hơi thở kết hợp nhẹ nhàng, sự tập trung trong bộ môn yoga giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết tới não và các cơ quan trong cơ thể, giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Trung bình mỗi ngày chỉ cần 15-30 phút luyện tập yoga bạn sẽ thấy toàn thân được thả lỏng, tinh thần vui vẻ phấn chấn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Một loại hình có nhiều tác dụng nhất đối với sức khoẻ là Cardio. Mỗi tuần tập từ 1-2 lần để giảm mỡ toàn thân, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tinh thần sẽ được thư giãn tốt hơn.
Tập thể dục không bao giờ là quá muộn. Luyện tập đều đặn sẽ kéo dài tuổi thọ từ 7 đến 12 năm. Và bên cạnh đó cần kết hợp thêm chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
4.4 Giữ tinh thần luôn lạc quan, tích cực: Tinh thần lạc quan tích cực, cơ thể sẽ tiết ra morphin nội sinh, làm tăng hàm lượng chất melatonin và khiến ta cảm thấy hạnh phúc. Những người có suy nghĩ tích cực sẽ có mức độ căng thẳng thấp hơn những người thường xuyên lo âu, tư duy tích cực tạo ra những năng lượng trong tâm trí, kích thích các hoạt động về trí não.
(Hình ảnh ví dụ suy nghĩa tích cực)
4.5 Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe não bộ
Công dụng của Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ não bộ giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm thiểu đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ, tăng cường sự tập trung. Cải thiện các chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Trong đời sống có rất nhiều thực phẩm thiên nhiên có thể hỗ trợ tăng cường trí não như Citicolin Sodium, Magnesium lactac, Cao bạch quả, Cao Lạc tiên, Cao đinh lăng, Cao tâm sen,... .
Trong đó, Citicolin Sodium sẽ hỗ trợ làm tăng mật độ thụ thể dopamine. Dopamin được biết đến là một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ con người vô cùng quan trọng.
Cao bạch quả (Ginkgo biloba) có chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao, có khả năng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của não bộ, cải thiện trí nhớ, tăng cường máu lên não,…
Chiết xuất alcaloid chứa trong thành phần lạc tiên có thể giúp kìm hãm sự hoạt động của cafein giúp cho con người có giấc ngủ được ngon và sâu hơn, đồng thời giảm được stress cũng như an thần hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không còn gặp tình trạng mơ ngủ, tỉnh ngủ nửa đêm.
Cao Tâm sen, Cao Đinh Lăng giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.
Sản phẩm tham khảo: Link sp Siro Bổ não Hoa Viên