Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


GAN NHIỄM MỠ  LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Gan nhiễm mỡ là bệnh rất phổ biến nhưng thường ít được quan tâm do diễn tiến âm thầm nên không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế gan nhiễm mỡ có thể gây ra viêm gan, xơ gan, thậm chí dẫn tới ung thư gan nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị. Vậy, nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ là gì, triệu chứng ra sao, và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn tham khảo dưới đây.

1. Gan nhiễm mỡ là gì?   

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan, lên đến > 5% tổng trọng lượng của lá gan. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều mỡ hoặc chuyển hóa mỡ không kịp, lượng mỡ thừa sẽ tích trữ trong các tế bào gan và gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Gan có hiện tượng phình to ra, tuy nhiên nhìn chung bệnh không quá nguy hiểm. Nguy hiểm là những biến chứng của bệnh về sau.

1.1. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bia       

Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là thuật ngữ chỉ tình trạng tích tụ chất béo trong tế bào gan diễn ra ở những người không có tiền sử sử dụng rượu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu thường không rõ ràng, phần lớn được cho rằng có sự rối loạn chuyển hoá mỡ trong cơ thể, dẫn đến cơ thể sản sinh ra quá nhiều phân tử mỡ và tích tụ ở gan. Việc tích tụ quá nhiều chất béo ở gan cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng khác như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, bệnh thận,… .Về mặt triệu chứng thì bệnh gan nhiễm mỡ loại này cũng tương tự như gan nhiễm mỡ do rượu.

 

1.2. Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu là gì?

Ngay từ tên gọi của bệnh, nguyên nhân trực tiếp của gan nhiễm mỡ do bia rượu là sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia vượt qua mức quy định.

Lượng mỡ thừa từ 5-10% so với trọng lượng gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ cấp độ nhẹ. >10-25% là bạn đã mắc gan nhiễm mỡ cấp độ 2 và >30% nghĩa là bạn đang ở giai đoạn 3 – giai đoạn nặng nhất của bệnh.

Gan có chức năng lọc, xử lý, đào thải độc tố của hầu hết những thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể và chức năng sản xuất dịch mật, lưu trữ vitamin, chuyển hoá carbohydrat… .Nếu gan chứa quá nhiều mỡ sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Tuy nhiên gan có thể tự phục hồi bằng cách tạo ra các tế bào mới, thay thế cho các tế bào cũ bị tổn thương hoặc mô sẹo nếu phát hiện bệnh và sớm cải thiện nguyên nhân gây bệnh. Nhưng nếu vẫn tiếp tục nạp rượu vào cơ thể thì khả năng xử lý ở gan không kịp, khiến gan bị tổn thương nặng và lan rộng hơn, dẫn đến tổ chức xơ sẽ hình thành và gây nên bệnh xơ gan, thậm chí gây ung thư gan đe doạ tính mạng người bệnh.

2. Nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ

Hai nhóm nguyên nhân khác nhau là do rượu và không do rượu được phân tách thành 2 loại bệnh gan nhiễm mỡ do đặc điểm tiến triển và tổn thương khác nhau.

2.1 Nguyên nhân gan nhiễm mỡ do rượu

Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gan nhiễm mỡ cũng như một loạt các bệnh về gan nghiêm trọng khác. Chất cồn trong bia rượu là tác nhân chính, nó làm giảm phân giải mỡ xấu, tăng tích luỹ mỡ thừa ứ đọng lại trong gan. Ngoài ra, chất cồn cũng gây ức chế phân giải lipoprotein trong máu, dẫn đến rối loạn chuyển hoá lipid máu.

Gan có cơ chế tự phục hồi tổn thương nên nếu sử dụng rượu bia với lượng ít, không liên tục, tế bào gan có thể phục hồi. Tuy nhiên nếu tiếp tục sử dụng rượu bia gan nhiễm mỡ sẽ vẫn tích tụ, bệnh sẽ tăng nhanh hơn nếu dùng hằng ngày với lượng lớn.  

 

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ lượng rượu bia lớn trên toàn thế giới, đây là nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến và khó điều trị.

2.2 Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ không do rượu

Ngoài rượu bia là nguyên nhân chính, gan nhiễm mỡ có thể tiến triển do các nguyên nhân khác như:

Tình trạng béo phì

Gan không chỉ là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể mà các nghiên cứu đã chỉ ra, lượng chất béo tích tụ trong cơ quan này còn tỉ lệ thuận với cân nặng cơ thể. Điều này có nghĩa người có cân nặng càng cao thì nguy cơ tích luỹ mỡ thừa trong gan càng nhiều. Tổn thương mô gan do mỡ thừa ở những người béo phì ở mức 61-94%, đây là ngưỡng vô cùng nguy hiểm. 

Suy dinh dưỡng

Nhiều người không nghĩ rằng cơ thể suy dinh dưỡng cũng dẫn đến gan nhiễm mỡ, thực tế vẫn có nhiều người gầy mắc bệnh lý này. Nguyên nhân là do cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein do thiếu hụt dinh dưỡng, khiến triglyceride tích tụ trong gan dẫn đến mỡ thừa trong gan

Giảm cân quá mức

Giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ kích thích lipolysis trong cơ thể, khiến lượng chất béo tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó, quá trình peroxy hoá lipid cũng diễn ra mạnh hơn, sẽ khiến tế bào gan bị tổn thương và gan nhiễm mỡ

 

Do đó, giảm cân quá mức không phải là biện pháp giảm cân an toàn, nó gây nhiều hệ luỵ cho gan và sức khoẻ chung toàn cơ thể

Bệnh tiểu đường:

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với người bình thường, mà béo phì và gan nhiễm mỡ có mối quan hệ mật thiết. Vì thế, những người tiểu đường đồng thời mắc gan nhiễm mỡ sẽ giảm sút sức khoẻ nhanh chóng.

Tác dụng phụ của thuốc

Gan nhiễm mỡ có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị sử dụng lâu dài, can thiệp đến quá trình tổng hợp protein, chuyển hoá liporotein. Do đó, cần tìm hiểu kỹ tác dụng phụ mỗi khi lựa chọn và sử dụng một loại thuốc điều trị.

Mỡ máu cao

Mỡ máu cao cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

3. Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ

3.1. Ăn không ngon miệng

 

 Người bị gan nhiễm mỡ thường có cảm giác ăn không ngon miệng. Nguyên nhân là do gan không còn thực hiện tốt chức năng chuyển hoá chất trong cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng điển hình mà có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như về dạ dày, gan, mật,…

3.2. Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

Gan bị tổn thương sẽ dẫn đến những triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hoá như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Bên cạnh đó còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như nước tiểu sậm màu, phân xám, giãn tĩnh mạch,…

3.3 Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

 Gan nhiễm mỡ sẽ gây ra tình trạng kiệt sức ở người bệnh, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tuy nhiên, không nên căn cứ vào dấu hiệu này để khẳng định bệnh vì có thể gây nhầm lẫn.

3.4 Vàng da

(hình ảnh vàng da củng là một biểu hiện nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ)

Bệnh gan tiến triển có thể dẫn đến vàng da. Tình trạng này khiến da và lòng trắng mắt có màu vàng. Các triệu chứng vàng da thường xuất hiện ở mắt và mặt trước khi lan ra các phần còn lại của cơ thể.

Vàng da xảy ra khi có quá nhiều bilirubin, một sắc tố màu vàng cam là sản phẩm phụ của quá trình phân huỷ hồng cầu. nếu gan không hoạt động đủ tốt, quá nhiều bilirubin sẽ tích tụ và khiến da có màu vàng.

4. Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh tiến triển âm thầm theo từng giai đoạn. Ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể không cảm nhận được những triệu chứng rõ rệt. Nhưng càng về sau, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng về gan rất nguy hiểm.

 

Cấp độ 1:

Đây là giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ với các dấu hiệu nhẹ, không nguy hiểm đến sức khoẻ. Gan nhiễm mỡ độ 1 được xác định bằng lượng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng lá gan.

Một số triệu chứng bạn có thể phát hiện ở giai đoạn này: Cơ thể mệt mỏi, suy nhược không lý do, mất cảm giác ngon miệng, da dẻ sạm,… . Những dấu hiệu này đơn thuần chỉ như cơ thể thiếu chất dinh dưỡng hoặc lao động quá sức. Vì vậy, để chủ động phát hiện, bạn nên tiến hành xét nghiệm.

Việc điều trị gan nhiễm mỡ cấp độ 1 khá đơn giản do các tế bào gan có khả năng phục hồi nhanh. Do đó, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt bằng việc giảm bớt lượng chất béo đi vào cơ thể. Thay vào đó nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp đào thải mỡ gan và bảo vệ tế bào gan như omega-3, các chất chống oxy hoá, vitamin A, vitamin B, Vitamin C,…

Cấp độ 2:

Được quy định bằng lượng mỡ trong gan chiếm từ 10-20% tổng trọng lượng lá gan. Các triệu chứng ở giai đoạn này đã rõ ràng hơn nhưng chưa nhiều, người bệnh đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như mỡ máu

Gan nhiễm mỡ mức độ 2 có diễn biến nhạy cảm nhất, dễ chuyển biến nặng sang độ 3 nếu không được phát hiện kịp thời. Lúc này các mô mỡ đã lan toả trên nhu mô gan. Qua hình ảnh siêu âm, cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch khó nhìn thấy, gan đã bị tổn thương nhiều. Chất béo trong gan nhiều, gây nên tình trạng viêm và bắt đầu hình thành mô sẹo.

Các triệu chứng thường thấy ở giai đoạn này như: Kiểm tra chỉ số mỡ trong máu cao, đau bụng kèm đau hạ sườn phải ở vị trí của gan, lá gan to có thể cảm nhận được bằng cách sờ và ấn vào, đau vùng gan, da và mắt vàng sẫm, chán ăn cơ thể suy nhược,… Đây là giai đoạn cần đến can thiệp y tế bằng một số loại thuốc điều trị triệu chứng để làm giảm quá trình tích tụ mỡ trong gan như: Thuốc hỗ trợ chuyển hoá lipoprotein, thuốc bổ sung cholin để hỗ trợ tan mỡ gan, các acid amin để phục hồi chức năng gan, cải thiện tế bào tổn thương, các loại thuốc tổng hợp vitamin B,C,E hỗ trợ hoà tan chất béo trong gan và bảo vệ tế bào gan.

Cấp độ 3:

Gan nhiễm mỡ giai đoạn này đặc biệt nghiêm trọng bởi lượng mỡ đã chiếm hơn 30% trọng lượng gan, ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của gan. Các mô sẹo đã thay thế tế bào gan, gây xơ gan. Gan mất đi màu vàng trơn láng mà thay bằng màu sẫm, sần sùi.

 

Đây là giai đoạn nặng nhất nên các triệu chứng rõ ràng hơn hai giai đoạn trước kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng hơn như: vàng da, vàng mắt, vùng da quanh mắt vàng, thường xuyên mệt mỏi buồn nôn, đau tức hạ sườn phải, gan to có thể dễ dàng cảm nhận, chạm nhẹ vào cũng đau, chướng bụng, nước tiểu vàng sẫm phân trắng người ngứa ngáy,… Ở giai đoạn này không thể chữa trị triệt để, chỉ có thể điều trị triệu chứng và phòng các biến chứng dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan… Trường hợp nặng cần phải phẫu thuật để cắt bỏ vùng gan tổn thương.

5. Gan nhiễm mỡ có hậu quả nghiêm trọng thế nào nếu không được điều trị

Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà có thể gây ra các rối loạn khác nhau.

5.1. Bệnh gan nhiễm mỡ đơn thuần

Trong trường hợp gan nhiễm mỡ đơn thuần, tức là không đi kèm các tổn thương gan khác và không gây các vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng. Ảnh hưởng lên cơ thể lúc này chỉ là rối loạn nhẹ một vài chức năng gan, biểu hiện với các triệu chứng như ngứa da, hay buồn ngủ, cáu gắt, khó tiêu khi ăn nhiều chất béo,… . Việc phát hiện sớm và điều trị trong giai đoạn này giúp ngăn ngừa các tổn thương gan xảy ra có thể gây nên các bệnh lý mạn tính suốt đời.

5.2. Tiến triển viêm gan nhiễm mỡ

Sự tích tụ của lượng chất béo nhiều trong gan làm khởi phát các phản ứng viêm tại cơ quan này. Các tế bào gan bắt đầu bị tổn thương, vỡ ra làm phóng thích các men gan vào máu, do đó xét nghiệm đo nồng độ các men này trong máu thường giúp chuẩn đoán trong trường hợp viêm gan. Viêm gan có thể làm hư hại một lượng nhỏ tế bào gan, trong trường hợp này các tế bào gan có khả năng bù trừ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

Tuy nhiên, ở mức độ viêm nặng trên diện rộng tại gan, quá nhiều tế bào bị ảnh hưởng khiến khả năng bù trừ của gan là không đủ, khi này sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình do sự suy giảm chức năng gan như vàng da, mắt, hay ngủ gà ngủ gật, phân nhạt màu, nước tiểu vàng sẫm, đau ở vùng hạ sườn phải, phù nề.

5.3. Tiến triển xơ gan

Đây là biến chứng nặng nề của bệnh gan nhiễm mỡ vì khi tiến triển thành xơ gan thì không có cách nào để hồi phục lại chức năng gan như ban đầu. Gan nhiễm mỡ khiến các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ ở gan. Những sợi xơ này ngày càng nhiều lên sẽ gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi rồi dẫn tới xơ gan. 

 

5.4. Hình thành các vết sẹo ở gan

Biến chứng tiếp theo của viêm gan nhiễm mỡ là sự xuất hiện các vết sẹo ở gan (hay còn gọi là vôi hoá gan). Các vết sẹo ở mức độ nhẹ có thể làm giảm nhẹ hoạt động nhưng vẫn còn trong giới hạn có thể bù trừ của gan nên không gây ra quá nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc hình thành sẹo tại một số vị trí có thể gây chèn ép các mạch máu, đường dẫn mật dẫn đến rối loạn hoạt động chức năng gan.

5.5. Ung thư gan

Khi tế bào gan đã bị phá huỷ bởi các mô sẹo, tình trạng xơ gan tăng dần sẽ giết chết hàng loạt các tế bào gan lành, thay vào đó là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát được của các tế bào gan ác tính (ung thư gan).

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể tiến triển âm thầm, sau khoảng 20 năm nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành xơ gan, ung thư gan. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của gan nhiễm mỡ.

 

6. Cần làm gì khi phát hiện bị bệnh gan nhiễm mỡ

Ngay khi nghi ngờ với các triệu chứng của căn bệnh như đau bụng, chán ăn, mệt mỏi…, điều đầu tiên bạn nên làm là đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Tốt nhất là kiểm tra sức khỏe tổng quát, bởi những triệu chứng này không điển hình cho bất cứ bệnh lý nào. Có thể bạn đang bị gan nhiễm mỡ, hoặc cũng có thể do stress hoặc các bệnh khác về gan mật, tim mạch…

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh hiện nay rất hiện đại, hầu hết là sử dụng phương pháp xét nghiệm và siêu âm, chụp X-quang. Các bước xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm các chức năng gan và sinh thiết gan.

(hình ảnh bệnh nhân đi xét nghiệm để phát hiện và tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ)

Để phòng ngừa hoặc cải thiện bệnh, điều quan trọng nhất là thay đổi thói quen ăn uống, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường chất xơ và protein tốt, hạn chế chất béo như đồ chiên rán, giảm ăn tinh bột và đường. Chú ý luyện tập thể dục thể thao đều đặn,… .Thăm khám sức khoẻ định kỳ, tiêm ngừa vắc xin, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm gan. Nếu mắc các bệnh lý gan khác, cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm một số sản phẩm giải độc gan có chứa các thành phần như Cao ưng bất bạc, nấm lim xanh, cao khúng khéng,… để tăng cường chức năng gan.

Sản phẩm tham khảo: Link

 

7. Tình trạng gan nhiễm mỡ được điều trị như thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng gan nhiễm mỡ, việc điều trị bệnh lý này thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, tình trạng của bệnh nhân, điều trị hỗ trợ giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị gan nhiễm mỡ.

• Nhóm chống oxy hoá: Hoạt chất Vitamin E, Vitamin C có khả năng chống oxy hoá tốt được chứng minh giúp cải thiện đáng kể mô học gan, giảm nguy cơ tiến triển lên viêm gan, xơ gan trong gan nhiễm mỡ bằng cách giảm hoặc trung hoà các tổn thương do viêm gây ra. Tuy nhiên, việc sử điều trị nhóm thuốc này còn nhiều tranh cãi, do đó chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn cao.

• Các thuốc có nguồn gốc dược liệu (có nhiều dược liệu như cúc gai, cà gai leo, trà xanh, lá của cây bạch đàn,…): Có chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa sự xâm nhiễm cơ hội của các virus viêm gan A, B, C, D, E, hỗ trợ phục hồi hư tổn tế bào gan ở giai đoạn nhẹ, ngăn ngừa tiến triển lên viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

• Statin: Là một trong những nhóm thuốc phổ biến và hiệu quả được sử dụng để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Chúng hoạt động bằng cách ức chế một enzyme quan trọng trong quá trình sản xuất Cholesterol ở gan và tăng khả năng gan loại bỏ LDL-Cholesterol khỏi máu, nhờ đó giảm nồng độ Cholesterol máu. Một số loại thuốc statin là Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin,…

• Nhóm thuốc điều trị virus viêm gan: Bệnh nhân có gan nhiễm mỡ đầu tiên cần phải chích vaccine phòng ngừa nhiễm virus viêm gan, nếu đã nhiễm thì xem xét từng trường hợp và loại virus nhiễm để có chỉ định thuốc phù hợp.

• Thuốc lợi tiểu: giúp cơ thể đào thải bớt lượng nước thừa, giảm phù nề trong trường hợp suy giảm chức năng gan.

8. Cách phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ sao cho hiệu quả?

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ là quan trọng, nhưng tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chúng ta có thể áp dụng các phương pháp sau đây giúp người khoẻ mạnh phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ hoặc phối hợp giúp làm tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa tái phát bệnh đối với bệnh nhân đã và đang mắc phải tình trạng gan nhiễm mỡ.

8.1. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Việc luyện tập thường xuyên thúc đẩy đốt cháy lượng mỡ thừa, đẩy nhanh quá trình chuyển hoá lipid trong cơ thể, hạ lượng chất béo tích trữ trong các tế bào gan. Nâng cao sức đề kháng để chống lại các phản ứng viêm, nhiễm virus để bảo vệ lá gan. Ngoài ra việc tập luyện hằng ngày còn giúp ăn ngon, ngủ ngon tạo điều kiện tốt nhất để cơ thể người bệnh phục hồi, tái tạo lại các tế bào gan bị tổn thương. 

Mỗi người nên duy trì 5 buổi tập thể dục mỗi tuần, tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Nên bắt đầu với bài tập nhẹ, thời lượng ngắn, tăng dần cường độ và khó theo thời gian. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn môn thể thao phù hợp với thể chất, tình trạng sức khoẻ, chế độ dùng thuốc,…

8.2. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, tốt cho sức khỏe. Bữa ăn nên có chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu ô liu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi... để bổ sung cholesterol tốt, giảm chất béo trung tính và chất béo xấu trong gan.

Một số loại hạt như óc chó, hạt chia, đậu phộng hỗ trợ giảm viêm, kháng insulin, stress oxy hóa. Hạt hướng dương giàu vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, ngăn gan nhiễm mỡ. Người bệnh ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ, tạo cảm giác no, hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn một lượng lớn chất béo và đường sẽ gia tăng áp lực làm việc lên gan, lâu dần có thể khiến hoạt động gan bị rối loạn và dẫn đến gan nhiễm mỡ. Tránh thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều muối, carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, gạo, mì ống), bia rượu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

8.3. Hạn chế uống rượu bia

Bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gan nhiễm mỡ nên bạn cần hạn chế tối đa lượng bia rượu nạp vào cơ thể. Theo khuyến cáo, lượng bia rượu sử dụng tối đa đối với nam là 2 đơn vị cồn/ngày và đối với nữ là 1 đơn vị cồn/ngày.

Cụ thể, 1 đơn vị cồn có thể tương đương với khoảng 1 lon bia 330ml (5%), 100ml rượu vang (13,5%) hoặc 30ml rượu mạnh (40%).

Việc sử dụng quá nhiều rượu bia không chỉ làm tổn hại đến lá gan, lâu dần có thể ảnh hưởng đến hầu như hoạt động của tất cả hệ cơ quan trong cơ thể, đây được xem là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, bệnh thần kinh, xương khớp,…

8.4. Tránh sử dụng vật đựng bằng nhựa

Nhiều loại nhựa tổng hợp từ các carbohydrat chứa clo kém chất lượng có thể thấm vào trong trong thức ăn. Việc nạp vào cơ thể các chất này trong một thời gian dài được chứng minh là tăng nguy cơ gây rối loạn hoạt động gan và đặc biệt là có khả năng gây ra ung thư gan. Tốt nhất, nếu bạn không tìm được nhà cung cấp chai nhựa chất lượng cao, an toàn thì nên chọn vật đựng bằng thuỷ tinh, kim loại, gỗ,… để tránh tác dụng phụ trên.

 

8.5. Hạn chế sử dụng các thuốc có tác dụng phụ với gan

Có rất nhiều các thuốc tây dược có tác dụng phụ ức chế các enzym chuyển hoá ở gan hoặc tạo ra các sản phẩm chuyển hoá trung gian gây độc gan. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp nếu bạn gặp phải các vấn đề về gan. Một số thuốc có tác dụng phụ đối với gan thường gặp là: paracetamol, erythromycin, cilostazol,…

8.6. Duy trì cân nặng hợp lý

Nhiều nghiên cứu cho thấy duy trì cân nặng ở mức cân đối giúp làm giảm nguy cơ khởi phát bệnh gan nhiễm mỡ ở các đối tượng có nguy cơ cao. Theo ước tính, đến 90% tỷ lệ người mắc NAFLD là do béo phì gây ra.

Giảm 10% trọng lượng cơ thể trong trường hợp thừa cân có thể mang đến tác động tích cực đối với gan (Theo Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ). Bạn nên xây dựng một chế độ ăn giàu rau củ, quả hạch, ngũ cốc, các loại chất béo lành mạnh,… để hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể.

8.7. Bổ sung dưỡng chất từ thiên nhiên

Tế bào Kupffer khi hoạt động quá mức không chỉ tiết ra chất gây mỡ hóa tế bào gan mà còn phóng thích ra những chất gây viêm Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β. Đây là tác nhân khiến gan bị tổn thương, hủy hoại tế bào gan và làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo.

Việc chủ động bổ sung những dưỡng chất từ thiên nhiên giúp bảo vệ gan cũng là một cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ đơn giản mà hiệu quả. Các hoạt chất tự nhiên giúp cân bằng hoạt động chuyển hoá lipid trong cơ thể, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các tác nhân gây viêm, ngăn ngừa hình thành các mô sẹo ở gan dẫn đến ung thư gan, kích thích cải thiện tuần hoàn máu và tái tạo lại tế bào gan hư tổn.

Đây là lựa chọn ưu việt giúp phòng ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ bởi tính tiện dụng và hiệu quả mà nó mang lại. Nên chọn mua sản phẩm tại các nhà cung cấp, bán lẻ uy tín để tránh “tiền mất tật mang”

Sản phẩm tham khảo: Link 

 

Sản phẩm từ thiên nhiên có chứa các thành phần

● Cao cà gai leo: được chứng minh lâm sàng làm giảm các triệu chứng của bệnh về gan, phòng ngừa viêm gan, xơ gan, giải độc gan.

● Cao ưng bất bạc: Ưng Bất Bạc chứa một số flavonoid quý như Hesperidine và Diosmin đem đến khả năng chống oxy hóa, chống tổn thương gan, công dụng phục hồi và bảo vệ tế bào gan sớm hiệu quả. ngăn ngừa xơ gan & ung thư gan.

● Cao giảo cổ lam: Thành phần chính được tìm thấy trong cây đó là flavonoid và saponin. Với hàm lượng saponin lớn, giảo cổ lam không chỉ được sử dụng điều trị trực tiếp mà còn dùng để điều chế nhiều chế phẩm đông y khác. Đây là hai hoạt chất có tác dụng đặc biệt kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình miễn dịch.