Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính và cần nhiều thời gian để điều trị, nhiều người cho rằng bệnh thường gặp chủ yếu ở người lớn tuổi tuy nhiên hiện nay đái tháo đường đang dần được trẻ hoá và gặp ở nhiều lứa tuổi. Chưa dừng lại ở đó đái tháo đường còn có thể xảy ra trong giai đoạn thai kỳ và để lại nhiều tiếm ẩn nguy hiểm
1.Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường là tình trạng glucose huyết tương tăng cao hơn so với mức bình thường hoặc rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin.
Tăng đường huyết ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai được chia làm 2 nhóm:
- Đái tháo đường mang thai : Mức glucose huyết tương đạt mức chẩn đoán đái tháo đường tiêu chuẩn, thường được phát hiện trong 03 tháng đầu thai kỳ và không biến mất sau khi sinh con.
- Đái tháo đường thai kỳ : Mức glucose huyết tương thấp hơn đái tháo đường mang thai, phát triển trong thời kỳ mang thai, tự khỏi sau khi sinh con.
2.Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ ?
- Tuổi mẹ trên 35: Theo dữ liệu khảo sát tỉ lệ phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường gặp ở nhóm phụ nữ mang thai ở độ tuổi trung niên khoảng sau 35 tuổi
- Mẹ bị béo phì (BMI>=25kg/m2) : Thừa cân, béo phì khiến cho lượng đường huyết tăng cao và dễ đến tình trạng đái tháo đường
- Đái tháo đường thai kỳ Không nhất thiết sẽ bị trong quán trình mang thai mà có thể là do người mẹ đã có tiền sử mắc bệh trườc đó nên dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ
· Tiền sử sinh con nặng trên 4kg: Đối với những mẹ sinh con lần đầu bé có trọng lượng tương đối lớn cũng có thể gây hậu quả của đái tháo đường thai kỳ.
· Tiền sử bất thường về dung nạp glucose: Phần lớn người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose đều bị đái tháo đường thai kỳ.
3.Biến chứng đái tháo đường thai kỳ?
Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Ảnh hưởng lên người mẹ :
Gây tăng huyết áp, sinh non, đa ối thai lưu,nhiễm khuẩn niệu,
Một số trường hợp người có thể mắc hẳn đái tháo đường sau khi sinh
Ảnh hưởng đến thai nhi :
Gây rối loạn chuyển hoá ở thai nhi, một số bệnh lý về hô hấp cho trẻ
Gây nên tình trạng vàng da,tăng hồng cầu và nguy hiểm hơn là có thể gây nên tình trạng tử vong ở thai nhi
4.Đái tháo đường thai kỳ nên tránh dùng gì?
Trong quá trình mang thai, để phòng ngừa đái tháo đường thì chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng vì sẽ nó quyết định đến khả năng mắc bệnh của người bệnh
· Hạn chế các loại thực phẩm tinh bột như bánh kẹo, kem và các thức ăn ngọt.
· Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh và đồ đóng hộp và nội tạng : tim gan,..
· Không sử dụng rượu bia, café và không hút thuốc
· Thay vào đó nên bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng như :Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây ít ngọt