Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


CÁCH TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN TẠI NHÀ

Giãn tĩnh mạch là triệu chứng vô cùng phổ biến hiện nay và có thể gặp ở mọi đối tượng, đây cũng là  nguyên nhân chính chân gây đau, mỏi, nhức và nặng ở chân. Các tĩnh mạch khi bị phồng lên gâyảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh thiếu tự tin và gây cản trở cho việc đi lại. Người bệnh nên tham khảo các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà  dưới đây để điều trị hiệu quả tình trạng này

1. Sơ lược về suy giãn tĩnh mạch chân

Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, làm nhiệm vụ dẫn máu các cơ quan về tim để thực hiện lọc máu. Trong tĩnh mạch có hệ thống các van nhỏ làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược dòng. Khi các vn này bị tổn thương, trở nên yếu đi, máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông không kiểm soát, tạo áp lực làm giãn tĩnh mạch, xoắn lại và phồng lên trên bề mặt da. Đôi khi có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi bật ngay dưới da. Tình trạng này được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể (thực quản, hậu môn, bìu,...), nhưng xảy ra phổ biến nhất là ở chân và đùi. Phụ nữ trong thai kỳ cũng có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch. Hiện tượng này có thể giảm dần sau sinh hoặc không thuyên giảm tùy từng trường hợp cụ thể.

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới:

Các tĩnh mạch nổi rõ bên dưới bề mặt, có thể đã quan sát được

Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân

Có cảm giác khó chịu, nặng nề ở chân

Hay bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm

Sưng bàn chân và mắt cá chân


Da ở trên vùng giãn tĩnh mạch bị khô, biến đổi màu sắc, ngứa, nặng hơn có thể gây loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường không thể điều trị triệt để. Các biện pháp điều trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh, nguy cơ tái phát trong tương lai vẫn cao. Vì vậy, người bệnh cần duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh và áp dụng các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại nhà để hỗ trợ thêm cho các phương pháp y khoa được bác sĩ chỉ định.

2. Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

2.1 Tập nâng chân, massage và hoạt động thể chất

Nâng chân: Việc thực hiện động tác nâng chân có thể làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 - 4 lần/ngày;

Massage: Đây được xem là phương pháp phổ biến giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân - nơi bị giãn tĩnh mạch. Kỹ thuật xoa bóp giãn tĩnh mạch cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn. Khi massage, nên sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc dùng áp lực từ đầu ngón tay xoa bóp từ gót chân lên mắt cá nhân. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân

Hoạt động thể chất: Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thì hoạt động thể chất là biện pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu. Tuy nhiên, người bệnh chú ý không chọn những bài tập  quá sức  sẽ gây nhiều áp lực cho đôi chân, không nên chạy bộ vì nó có thể làm tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh là đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân,...;

Thay đổi lối sống: Tránh đi đứng hoặc ngồi quá lâu, tình trạng này rất hay gặp với những người làm công việc văn phòng. Tốt nhất bệnh nên nên thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông,  thỉnh thoàng nên luân phiên  đứng dậy và tập các bài tập kéo giãn cơ ngắn , nhẹ nhàng ,... Đồng thời, người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì đi giày cao gót làm tăng co bóp các cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới.

2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ngoài việc dùng thuốc, các bài tập thể dục thì việc thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh là cách giải quyết tốt cho các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân là:

Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C và E vì chúng giúp kích thích sản xuất collagen và elastin, giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn;

Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,... vào chế độ ăn vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch;

Nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, canxi, kali, magie, sắt, photpho,... và chất xơ, giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau;


Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi, trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo,... vì chúng giúp giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn;

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, các loại đậu, khoai tây, rau, cá hồi, cá ngừ,... vì chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể

Pha 2 thìa giấm táo với nước để uống vì giấm táo có khả năng cải thiện lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch.

2.3 Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch

Tất giãn tĩnh mạch (tất y khoa giãn tĩnh mạch) bó chặt hơn so với tất thông thường, giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm. Đồng thời, tất co giãn còn hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng đưa máu lưu thông về tim.


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân vào buổi tối. Những người thường xuyên phải đứng, đi lại hoặc ngồi lâu một chỗ nên mang tất y khoa để giảm sưng, giảm khó chịu ở chân.

2.4 Các biện pháp khác

Thừa cân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch nên cần duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, tránh dùng các thực phẩm nhiều dầu mỡ để giảm áp lực lên tĩnh mạch, giảm sưng đau và khó chịu cho bệnh nhân

Chọn mặc trang phục rộng rãi, thoải mái thay vì đồ bó sát vì đồ bó sát sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông máu của cơ thể

Bôi dầu oliu lên vùng giãn tĩnh mạch để cải thiện lưu thông máu, giảm viêm. Nếu trộn dầu oliu với vitamin E sẽ cho hiệu quả tốt hơn

Ép tỏi trộn với dầu oliu rồi bôi lên khu vực bị ảnh hưởng để giảm viêm, thải độc máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, trị giãn tĩnh mạch nhanh chóng, hiệu quả

Bôi dầu hoa cúc cùng với dầu dừa lên chân trước khi ngủ để giảm đau tĩnh mạch;

Thái một ít rau mùi tây, cho vào một cốc nước, đun sôi trong khoảng 5 - 7 phút rồi để nguội. Tiếp theo, thêm một ít tinh dầu vào, bôi lên khu vực bị suy giãn tĩnh mạch, thực hiện 2 lần/ngày cho tới khi khỏi

Lấy 3 lá nha đam, 1 củ cà rốt và 1⁄2 chén giấm táo, xay nhuyễn và trộn đều tất cả các nguyên liệu rồi bôi lên vùng bị giãn tĩnh mạch, để yên khoảng 30 phút rồi rửa sạch.

Dầu oliu


Ngoài ra, với những trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch lớn, ngoại trừ việc thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà, có thể cần kết hợp điều trị cắt đốt bằng laser hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy,khi bắt đầu xuất hiện các biển hiện của bệnh người bệnh nên áp dụng các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà, kết hợp với điều trị theo tư vấn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt hơn.