Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


BIẾN CHỨNG NGUY HIỄM CỦA BỆNH GOUT

Bệnh gout là bệnh phổ biến thường gặp ở độ tuổi trung niên, bệnh xảy ra do sự thay đổi bất thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến việc acid uric được tạo ra nhiều hơn so với mức bình thường hoặc acid uric bị ứ đọng. Khi acid uric trong máu tăng lên, chúng kết hợp và tạo nên những khối trong suốt được gọi tinh thể urat và lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm ,đau các khớp

Các dạng biến chứng thường xảy ra khi bị gout

1.Biến dạng khớp là biến chứng bệnh gút hay gặp nhất

Khi các tinh thể urat lắng đọng  trong mô cạnh khớp, sụn, xương, gân, bao hoạt dịch,.. Lâu dần các khớp bị viêm, biến dạng, kèm theo đau nhức và cứng khớp.

Những thương tổn ban đầu chỉ xuất hiện ở chi dưới như khớp ngón chân, bàn chân, cổ chân, gối. Sau đó lan sang các chi trên như khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay hoặc khớp vai. Biến chứng này dễ  bị người bệnh bỏ qua vì dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, tổn thương khớp diễn biến xấu, cùng với việc điều trị muộn sẽ làm cho các khớp bị biến dạng và khó có thể phục hồi  lại như ban đầu

2.Bại liệt, tàn phế

Các Khớp bị biến dạng và trình trạng viêm lâu dần sẽ dẫn tới cứng khớp, xơ hóa dây chằng bao hoạt dịch... Hậu quả xấu nhất của tình trạng này là các khớp sẽ gặp khó khăn trong cử động hoặc di chuyển , thậm chí gây tàn phế cho người bệnh.

Ở giai muộn của bệnh, các khớp tay chân gần như bị  hoại tử hoàn toàn  và mất dần khả năng cử động. Trường hợp xấu nhất mà bệnh nhân có thể gặp là bại liệt. Thậm chí, kèm theo các vết lở loét tại vùng da bên ngoài, xương bàn chân cũng biến dạng, thành dị tật.

3.Biến chứng bệnh thận

Thận  là cơ quan chính phụ trách trong việc đào thải axit uric và các chất độc tố ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Nếu độc tố không thể đào thải  đồng nghĩa với việc sẽ gây nên tình trạng lắng đọng và tích tụ các tinh thể urat, axit uric, lâu ngày gây ra tình trạng sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu  và có thể giảm chức năng của thận dẫn đến suy thận.

Bệnh thận mạn tính làm chức năng lọc cầu thận bị suy giảm dẫn tới giảm khả năng đào thải acid uric từ đó làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao và tích tụ lại làm các bệnh càng trầm trọng thêm.

4.Nguy cơ đột quỵ và tai biến

Trường hợp người mắc bệnh gút có tiền sử mắc các bệnh kèm : tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,… thì nguy cơ bị tai biến và đột quỵ cao hơn người bình thường.

5.Ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Bệnh nhân bị bệnh gút sẽ  thường xuyên cảm thấy bị đau nhức tại các cơ quan bị viêm. Khi cơn đau cấp xuất hiện người bệnh sẽ  gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động, các cơn đau đeo bám khiến cho bệnh nhân mất ngủ, trằn trọc từ đó làm giảm sức khoẻ của người bệnh

Biến chứng của bệnh guot không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng mà còn ảnh hưởng đến cả tinh thần người bệnh. Bệnh nếu không được phát hiện và có hướng xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong

Phòng ngừa biến chứng bệnh gout

Phòng ngừa bệnh gout ( đặc biệt là người ở tuổi trung nên và người mắc các bệnh kèm) là điều vô cùng cần thiết vì nó giúp ngăn ngừa biến chứng và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng gout người bệnh cần:

·        Chủ động thăm khám  khi có các dấu hiệu đau nhức xương khớp và theo dõi tình trạng gout định kỳ

·        Tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp và năng vận động thể dục thể thao bằng các bài tập đơn giản, phù hợp. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều đạm và các chất kích thích, chất gây nghiện.

·        Sử dụng các thực phẩm chức năng kết hợp với việc dùng thuốc  sẽ giúp duy trì trạng thái ổn định và khoẻ mạnh:  AN KHỚP ĐƠN NOSA, HOÀNG KHỚP ĐƠN KHÁNH NHẬT,…