Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu – UTI) là một trong những bệnh phổ biến hiện nay mà gây ra  chủ yếu là do vi khuẩn, bệnh chiếm tỉ lệ cao ở phụ nữ, chiếm gần 25% tổng số các bệnh nhiễm trùng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, nhân lên và gây viêm. Vi khuẩn thường đến từ ruột hoặc phân rồi đi vào niệu đạo.


Vi khuẩn có thể gây ra bệnh đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiểu gồm viêm thận – bể thận và viêm bàng quang nếu nó gây tổn thương tại thận và viêm bàng quang. Viêm thận – bể thận là một tình trạng nghiêm trọng ở trẻ em và có thể dẫn đến sẹo thận, tăng huyết áp và gây ra suy thận giai đoạn cuối sau này.

Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu thường chỉ liên quan đến niệu đạo và bàng quang, ở phần dưới hệ tiết niệu. Tuy nhiên số ít trường hợp bệnh cũng có thể liên quan đến niệu quản và thận, ở phần trên hệ tiết niệu. Mặc dù nhiễm trùng tiểu đường trên hiếm hơn so với dưới, nhưng chúng cũng thường nghiêm trọng hơn.

 

Dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu?

Để nhận diện nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy để ý đến các triệu chứng sau:

  • Cảm giác rát buốt, đau  khi bạn đi tiểu

  • Đi tiểu thường xuyên, thậm chí mỗi lần đi chỉ ra được một lượng nhỏ nước tiểu rất ít
  • Đau tức lưng hoặc bụng dưới

  • Cảm giác mệt mỏi hoặc run rẩy

  • Sốt hoặc rét run (Dấu hiệu có thể nhiễm trùng đã lan lên thận)

Nếu bạn nhận thấy bản thân có các dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ đã mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy khám bác sĩ ngay. Để tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Trong quá trình trị bệnh người bệnh nên uống thuốc đúng theo liệu trình và uống thật nhiều nước để giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

 

Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu?

Đa phần nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu là Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) trong hệ tiêu hóa là thủ phạm chính gây ra 80% trường hợp bệnh. Ngoài ra, bệnh còn do vi khuẩn Staphylococcus saprophyticus (5-15% trường hợp), Chlamydia trachomatis, Proteus và Mycoplasma hominis. Hiếm hơn là các vi khuẩn bệnh viện, nấm, virus,… Nam giới và phụ nữ nếu nhiễm Chlamydia trachomatis hay Mycoplasma hominis đều có thể truyền vi khuẩn này cho bạn tình trong khi quan hệ.

UTI xuất hiện điển hình khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên ở bàng quang. Thông thường, đường tiết niệu có những đặc tính để chống lại sự nhiễm trùng thông qua ức chế sự phát triển của vi khuẩn và loại bỏ những tác nhân gây bệnh đó. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào đường tiết niệu, lưu trú và nhân lên cho đến khi gây ra nhiễm trùng thực sự.

Nhiễm trùng đường tiểu chính là nguyên nhân tại sao các bé gái thường được dặn dò phải vệ sinh sẽ sau khi đi vệ sinh. Đó bởi vì niệu đạo – ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài, nằm gần hậu môn. Vi khuẩn từ ruột già như E. coli có điều kiện thuận lợi để tấn công từ niệu đạo vào hậu môn. Từ đó, chúng có thể đi ngược dòng lên bàng quang, và nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công vào hai quả thận. Phụ nữ dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu hơn bởi vì họ có niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên bàng quang nhanh hơn. Quan hệ tình dục cũng góp phần đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.