Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


5 MẸO GIÚP GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

Đau nhức xương khớp đặc biệt là khớp gối, cột sống, cổ vai gáy, cổ tay,… là vấn đề thường xuyên gặp phải ở. Các cơn đau nhức xương khớp thường sẽ tăng lên về cả tần suất và cường độ, nhất là trong những lúc thời tiết mưa, lạnh, độ ẩm cao, gió nhiều và áp suất không khí giảm. Dưới đây là 1 số mẹo đơn giản để điều trị bệnh đau khớp. Hãy thử áp dụng ngay!

1. Tập luyện

- Đi bộ: Đi bộ mỗi ngày giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân viêm khớp. Người bệnh có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào và trong mọi hoàn cảnh. Khi bắt đầu đi bộ. nên đi với tốc độ chậm, sau đó có thể điều chỉnh tăng dần tuỳ theo mức đáp ứng của cơ thể, chú ý khoảng cách giữa các bước đi, không sải bước quá dài hoặc quá ngắn sẽ làm tăng áp lực lên phần khớp. Đi bộ từ nửa tiếng tới 1 tiếng mỗi ngày tuỳ theo tình trạng bệnh, sau khi đi bộ khoảng 15 phút nên dừng lại để nghỉ ngơi, tránh việc đi liên tục khiến các khớp không có thời gian nghỉ, gây quá tải, đau đớn.

- Tập thái cực quyền: Đây là hình thức vận động một chỗ nhưng là vận động toàn thân, động tác của thái cực quyền nhẹ nhàng hơn yoga. Các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo duy trì tính linh hoạt của khớp. Mỗi động tác chậm, nhẹ, nhịp nhàng, thở sâu làm cho khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái giúp giảm đau.

 

- Khiêu vũ: Theo thông tin từ trang Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng, khiêu vũ ở mức độ vừa phải có tác dụng giúp các cơ, dây chằng và sụn khớp gối linh hoạt hơn. Không những vậy, khiêu vũ thường xuyên còn giúp giảm cân nặng, từ đó làm giảm trọng tải lên các khớp, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả.

Cần cân nhắc lựa chọn môn thể thao phù hợp để không làm tăng tình trạng đau nhức xương khớp. Có một lưu ý, khi mới luyện tập, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức xương khớp tăng lên. Tuy nhiên, càng kiên trì tập luyện, các cơ xương khớp sẽ dần quen với các vận động và tình trạng đau sẽ giảm dần.

2. Chế độ dinh dưỡng

Ăn theo chế độ Địa Trung Hải: Đây là chế độ ăn tập trung tiêu thụ các loại trái cây, rau xanh an toàn và chất béo lành mạnh như dầu ô liu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, một số loại cá, sữa chua và rượu vang đỏ. Đó là cách mà người dân ở Hy Lạp và miền nam nước Ý đã ăn trong nhiều thế kỷ và được ghi nhận có lợi ích cho sức khỏe như: Tăng tuổi thọ cao, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim và sa sút trí tuệ.

-Lợi ích của chế độ ăn Địa Trung Hải với người bị bệnh viêm xương khớp:

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, beta caroten, magie và omega 3 có tác dụng làm giảm viêm. Thậm chí nhiều người bị bệnh viêm xương khớp có thể ngừng sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) sau khi chuyển sang chế độ ăn Địa Trung Hải. Trong một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2016 trên Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, đã báo báo rằng chế độ ăn Địa Trung Hải giúp giảm cân lành mạnh, giảm tỷ lệ tiểu đường, bệnh tim và gãy xương, củng như giảm đau do viêm khớp

+ Dùng bông cải xanh: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Arthritis & Rheumatology Viêm khớp & Thấp khớp đã chỉ ra rằng bông cải xanh rất giàu sulforaphane, một phân tử có khả năng ngăn chặn các enzym liên quan đến cơ chế gây viêm và phá hủy sụn.

+ Uống nước ép để thải độc: Kết hợp các loại trái cây và rau quả (cà rốt và chuối; bơ, dưa chuột và táo), những loại nước ép này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp chống lại các hiện tượng viêm nhiễm.

+ Tăng lượng chất xơ: Một nghiên cứu của Mỹ từ Đại học Tufts (Massachusetts) cho thấy, một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giảm 30 đến 60% cơn đau do thoái hóa khớp gối. Trái cây và rau quả cũng như các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều chất xơ.

 

+ Bổ sung omega 3: Các axit béo này khi vào cơ thể sẽ sinh ra các phân tử chống viêm giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giảm đau. Chúng ta có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu, dầu hạt cải và hạt lanh…

3. Chủ động chăm sóc sức khoẻ xương khớp sớm và đúng cách hơn

Theo Hội Cơ xương khớp Việt Nam, có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Hội Loãng xương TPHCM ước tính, khoảng 3,6 triệu người Việt Nam mắc chứng loãng xương, dự báo đến năm 2030 sẽ có hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70-80%. Đặc biệt, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì một người mắc bệnh loãng xương.

Đã đến lúc mọi người cần quan tâm cũng như thường xuyên vận động giúp cơ xương khớp linh hoạt, giảm thiểu loãng xương; bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể... Bạn không thể ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp hoặc sửa chữa sụn bị tổn thương, nhưng bạn có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Từ tiếng kêu cót két và/hoặc đau đớn đầu tiên, thì việc thăm khám và điều trị sẽ càng có kết quả tốt hơn.

4. Chườm lạnh, châm cứu

4.1 Đối với chườm lạnh

Các mô sụn bị tổn thương gây ra tình trạng đau khớp, sưng đỏ và khiến việc vận động trở nên khó khăn hơn. Lúc này, chườm lạnh sẽ làm giảm sự dẫn truyền thần kinh của cơn đau. Lưu ý, không nên chườm lạnh trực tiếp, phải bọc đá viên vào khăn, chườm lên vùng khớp bị đau và không chườm lạnh quá lâu. Không chườm đá ở khu vực máu lưu thông kém.

 

4.2 Đối với châm cứu

Theo y học cổ truyền, châm cứu là biện pháp khai thông khí huyết, giảm đau xương khớp và xoa dịu tình trạng căng cơ mà không cần dùng thuốc. Ở gốc độ giải thích của khoa học, châm cứu kích thích cơ thể giải phóng hormone Endorphin (hay còn gọi là hormone hạnh phúc), tăng cường lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hiện nay, châm cứu còn kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác, nhằm cải thiện bệnh xương khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

5. Chú ý đến nệm

Chọn nệm sai khiến bệnh xương khớp càng thêm nặng 

 

Một chiếc nệm quá mềm sẽ không có khả năng nâng đỡ cột sống và khung xương của cơ thể. Điều này sẽ khiến cơ thể bị lún sâu xuống nệm, những bộ phận chịu đựng như vùng cổ, vai, lưng và các khớp không được hỗ trợ nâng đỡ mà bị tì mạnh thêm, khiến tổn thương cấu trúc xương cùng vị trí đau nhức xương khớp thêm trở nặng. 

Ngược lại, nếu lựa chọn một tấm nệm quá cứng sẽ khiến các điểm tiếp xúc với nệm bị đau và cơ thể cảm thấy không thoải mái. Hơn nữa, nệm cứng cũng gây chèn ép, phá vỡ độ cong tự nhiên của cột sống, buộc nó phải gồng lên khi ngủ, do đó thức dậy tình trạng bệnh không được thuyên giảm mà cảm thấy mệt mỏi hơn. 

Ngoài ra, vẫn còn một số ít bệnh nhân lại không hề quan tâm đến việc nằm nệm, vì họ nghĩ rằng chúng sẽ không giúp ích hay hỗ trợ làm bệnh tình thuyên giảm. 

Để cột sống tốt hơn mỗi ngày bạn nên chọn một chiếc nệm tốt, không quá cứng cũng không quá mềm. Chọn những tấm nệm có độ đàn hồi và khả năng nâng đỡ cột sống tốt để chăm sóc cột sống của bạn. Bên cạnh đó, chất liệu cũng là tiêu chí ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn nên cân nhắc và lựa chọn một số nệm như: Nệm lò xo, nệm cao su hay nệm làm bằng bông ép,… .