Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


3 BƯỚC ĐỂ KIỂM SOÁT DỄ DÀNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRỌN ĐỜI

 Tiểu đường còn gọi đái tháo đường.Đây là bệnh lý mạn tính hay gặp dễ, dẫn đến những biến chứng khó lường, đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài và kiên nhẫn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong. Nếu muốn kiểm soát tốt Cùng tìm hiểu 3 bước kiểm soát bệnh tiểu đường tại  bài viết dưới đây.

Bước 1: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Chúng ta thường nghe nói đến bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được 3 loại bệnh này.

 

- Bệnh tiểu đường type 1: là bệnh rối loạn tự miễn - cơ thể hiện diện kháng thể bệnh tiểu đường, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy gây ra việc thiếu hụt Insulin và tăng lượng đường huyết trong máu (Insulin là một hormone quan trọng được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tụy. Insulin chuyển glucose từ máu vào tế bào làm năng lượng để sử dụng hoặc lưu trữ qua đó giúp điều chỉnh glucose trong máu).

- Bệnh tiểu đường tuýp 2 - bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin: là loại tiểu đường phổ biến nhất hiện nay và thường hay gặp ở người béo phì.

Khi mắc tiểu đường type 2, các tế bào của bạn kháng thể Insulin, tuyến tụy không thể sản xuất Insulin để cung cấp đủ cho cơ thể. Thay vì di chuyển để tạo ra năng lượng cho cơ thể, đường sẽ tích tụ trong máu.

- Tiểu đường thai kỳ: là một loại tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai của phụ nữ… Tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau khi mẹ bầu chuyển dạ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Hiệ nay các nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện rất là đa dạng và  vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân, béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường.

Do vậy, những người có yếu tố nguy cơ cao thì nên đi xét nghiệm đái tháo đường:

Gia đình có người bị tiểu đường hay bản thân có tiền sử lượng đường trong máu cao bất thường.

Huyết áp cao, cholesterol cao bất thường, lười vận động hay có tiền sử bệnh tim. Những đối tượng này cần được xét nghiệm tiểu đường sớm để chẩn đoán kịp thời dù không có dấu hiệu của tiểu đường.

Người trên 45 tuổi, đây là độ tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Những người ở độ tuổi này được khuyến khích nên đi xét nghiệm tiểu đường ít nhất 3 năm 1 lần.

Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được kiểm tra tiểu đường 3 năm 1 lần.

Bước 2. Theo dõi đường huyết, huyết áp và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đây là bước vô cùng quan trọng, bởi từ đó các bác sỹ và chuyên gia mới có thể đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, tư vấn chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hợp lý cho tình trạng bệnh tiểu đường mà bạn đang gặp phải.

 

Các xét nghiệm quan trọng để theo dõi đường huyết, huyết áp gồm:

Xét nghiệm Glucose: là xét nghiệm đo nồng độ đường trong máu tại thời điểm đo. Cần kiểm tra hằng ngày hoặc ít nhất mỗi tuần 1 lần.

Xét nghiệm HbA1C: là xét nghiệm đo mức đường huyết trung bình trong 3 tháng. Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.

Bộ chỉ số mỡ máu 4 thành phần: Cholesterol, Triglycerid, LDL - C, HDL - C. Mỡ máu cao cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây đau tim, đột quỵ

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình.

Ngoài ra, khi khám sức khỏe định kỳ các bác sỹ có thể chỉ định thêm khám, xét nghiệm chức năng gan, thận, tim mạch, thần kinh, thị giác, siêu âm, chụp X quang, chụp CT, chụp MRI… để chẩn đoán sớm các biến chứng của đái tháo đường như: đau tim, độ quỵ làm hại đến thận mắt, thậm chí có thể gây tử vong.

Bước 3: Dinh dưỡng, tập luyện và thuốc dành cho người tiểu đường

- Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là vô cùng quan trọng đây có thể được xem là một trong những yếu tố tiên quyết  quyết định tình trạng của bệnh tiểu đường:

+ Chọn thức ăn có ít calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối.

+ Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, ngũ cốc, bánh mì, sữa ít béo hay sữa và phô mai bớt béo.

+ Uống nước lọc thay vì nước trái cây hay các loại nước ngọt khác.


Ngoài ra, stress có thể làm tăng mức đường huyết trong máu, vậy nên bạn cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, học cách hít thở sâu, đi bộ, tập thể dục, bỏ thuốc lá để giảm căng thẳng, mệt mỏi và nâng cao sức khỏe.