Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2

1.Thế nào là đái tháo đường tuýp 2?

Đái tháo đường tuýp 2  là tình trạng sự đề kháng insulin.Hiểu 1 cách đơn giản là cơ thể tiết ra đủ insulin nhưng lượng  insulin này không thể thực hiện được chức năng của chúng hoặc không được sử dụng đúng cách.

2. Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2

  • Tăng huyết áp

    là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường. Tăng huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu lên thành mạch từ 140/90mmHg trở lên.

  • Béo phì: Tỉ lệ đái tháo đường xảy ra ở người béo phì cao hơn nhiều so với người không bị, do sự dư thừa mỡ, chất béo trong cơ thể càng thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.


  • Chủng tộc: Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh này.

  • Rối loạn lipid máu: Những người rối loạn lipid máu tăng nguy cơ đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.

  • Tuổi: Người ở độ tuổi trung niên tầm 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type2.

  • Sinh hoạt và lối sống không lành mạnh: Sử dụng rượu bia, chất kích thích và các thức phẩm ngọt nhiều sẽ khiến cho cơ thể mất cân bằng dưỡng chất từ đó tăng nguy cơ đái tháo đường.

3. Triệu chứng của đái tháo đường type 2 thường gặp

  • Đi tiểu nhiều: Thường xuyên đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu.

  • Hay bị khát, khô miệng: Lượng nước tiểu đào thải ra quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước khi đó cơ thể sẽ cần nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước

  • Thèm ăn nhiều hơn và nhanh đói: Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.

  • Bị giảm cân hoặc tăng cân bất thường: Bệnh nhân sẽ nhận thấy tình trạng sụt cân liên tục mặc dù luôn có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều.

  • Lâu lành vết thương và dễ nhiễm trùng: Đái tháo đường sẽ làm hệ miễn dịch của người bệnh có thể suy giảm rất dễ khiến cho bệnh nhân bị các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, dẫn đến lâu lành các vết thương thậm chí là có thể gây hoại tử vùng bị thương

  • Nhìn mờ: Đái tháo đường làm đục thuỷ tinh thể, suy giảm chức năng của thị giác

4. Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2

  • Bệnh tim và động mạch

Đái tháo đường type 2 sẽ gây ra các mảng bám trong động mạch làm chậm lưu lượng máu và tăng nguy cơ đông máu. Dẫn đến xơ vữa động mạch, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

  • Biến chứng thận

  • Tổn thương ở mắt

Lượng glucose trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến võng mạc, một phần quan trọng của mắt.

Tổn thương bàn chân

Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu tới chân kém làm tăng nguy cơ các biến chứng bàn chân khác nhau. Nếu không điều trị, các vết thương ở vùng chân sẽ bị nhiễm trùng nặng, thường khó lành và gây hoại tử
Để phòng ngừa và điều trị đái tháo đường hiệu quả cần theo dõi và thăm khám sức khoẻ định kỳ, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đồng thời duy trì thói quen sử dụng các loại thực phẩm chức năng: ĐƯỜNG HUYẾT ĐƠN NOSA ( với thành phần từ các loại dược liệu tự nhiên cùng với dây truyền bào chế tiên tiến hiện đại)