Liên hệ chúng tôi +84 (028) 3816-5456


THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO: “HIỂM HOẠ” TIỀM ẨN NGUY CƠ ĐỘT QUỴ

Thiểu năng tuần hoàn não (hay còn gọi rối loạn tuần hoàn não) là tình trạng lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não.

1. Vì sao bị thiểu năng tuần hoàn não?

Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên gần đây đang có xu hướng trẻ hoá. Nhịp sống hối hả, sự cạnh tranh trong thời hiện đại khiến mỗi người đều phải gồng mình chiến đấu, các cuộc nhậu nhẹt thâu đêm, dealine, doanh số, trách nhiệm với gia đình khiến tinh thần, trí não “kiệt sức”. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thiếu máu não ngày càng phổ biến và gia tăng ở giới trẻ. Bởi những yếu tố này đều kích thích sản sinh nhiều gốc tự do gây hại cho cơ thể. Các gốc tự do làm tổn thương các cấu trúc tế bào thành mạch máu, từ đó lượng máu, oxy và các chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào máu bị thiếu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của não.

 

Ngoài ra, thiểu năng tuần hoàn não có nhiều nguyên nhân khác gây nên, thường gặp là xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch (suy tim, hở van tim, tăng huyết áp…), lão hoá động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, do sự hình thành các cục máu đông, do dị dạng động mạch bẩm sinh, do các chèn ép từ bên ngoài hoặc do các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8)… .

2. Chóng mặt, xây xẩm, kèm tê yếu tay chân: Đề phòng cơn đột quỵ đến

Não bộ con người chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể. Nhưng để duy trì hoạt động của não lại cần sử dụng tới 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim và 25% lượng đường trong máu. Vì vậy, khi quá trình cung cấp máu gặp vấn đề sẽ dẫn đến hậu quả là thiểu năng tuần hoàn não (hay còn gọi là thiếu máu não).

Mặc dù thiểu năng tuần hoàn não có xu hướng lặp lại nhiều lần nhưng đa số là trạng thái nhất thời, thường chỉ xuất hiện thoáng qua nên nhiều người thường chủ quan, cho rằng không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng thực tế, do máu lên não kém khiến mọi hoạt động của cơ thể bị suy giảm, quên trước quên sau, hay cáu gắt vô cớ, bồn chồn, suy giảm ham muốn tình dục. Cơ thể luôn mệt mỏi, thường xuyên bị mất ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn, tê bì tay chân, chuột rút,…

Thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề như đột quỵ (tai biến mạch máu não) - căn bệnh luôn nằm trong “top” đầu nguyên nhân gây tàn phế và tử vong.

 

Đặc biệt lưu ý, những người có tiền sử thiểu năng tuần hoàn não, nếu xuất hiện các triệu chứng rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể, liệt 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, xây xẩm, chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, vì đây là điều cơ thể cảnh báo cơn đột quỵ thực sự sắp xảy ra. Đi khám càng sớm, khả năng các tế bào não được cứu sống càng cao.

3. Làm gì để tăng tuần hoàn não, ngăn ngừa đột quỵ?

Thiểu năng tuần hoàn não có thể được chẩn đoán qua siêu âm Doppler, CT-Scan, chụp động mạch não, lưu huyết não đồ, chụp cộng hưởng từ (MRI)... hay gián tiếp thông qua điện não (EEG), xét nghiệm sinh hóa và đông máu...

Bản chất nguyên nhân các tổn thương ở não trong thiểu năng tuần hoàn là do thiếu oxy và glucose làm tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng - gây rối loạn vận chuyển các ion làm tổn thương tế bào thần kinh. Việc điều trị chủ yếu là làm sao cho mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục máu đông trong lòng mạch, làm cản trở dòng chảy của máu như các loại thuốc thường được sử dụng: Ticlcodipin , Aspirin, Dipyridamole, các thuốc chống đông máu...

Cần tìm ra được các nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não để điều trị tận gốc. Nếu phát hiện thấy các dị dạng mạch máu não thì nên phẫu thuật hay tìm các biện pháp giải quyết triệt để khác trước khi để chúng gây ra tai biến. Người mắc thiểu năng tuần hoàn não không nên xem thường hoặc chủ quan, phải điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các biện pháp khắc phục: Thay đổi lối sống, thăm khám định kỳ, kiểm soát mỡ máu, huyết áp, chế độ ăn uống hợp lý, không lạm dụng rượu bia. Đối với bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường hạn chế tối đa bia rượu. Thể dục thể thao hằng ngày để khí huyết lưu thông.

 

Song song đó có thể bổ sung Cao Ginko Biloba (Cao Bạch quả). Một số nghiên cứu nhỏ ủng hộ quan điểm rằng việc bổ sung ginkgo có thể làm tăng hiệu quả hoạt động trí óc và sức khỏe nhận thức. 

 

Ngoài các tác dụng đối với sức khỏe như: Tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường miễn dịch, hạ huyết áp, mỡ máu… giúp phòng ngừa đột quỵ thì mới đây một số công trình nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng có lợi của ginkgo biloba trên các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Cụ thể là:

- Hoạt chất EGb761 được chiết xuất từ Ginkgo biloba làm giảm đáng kể sự thoái hoá thần kinh (sự chết dần của các tế bào thần kinh) trong điều kiện thiếu máu cục bộ

- Chiết xuất Gingko biloba (EGb 761) ngăn ngừa tổn thương não do thiếu máu do kích hoạt đường dẫn tín hiệu Akt.

- Nghiên cứu đã chứng minh rằng EGb761 có thể được sử dụng như một tác nhân dự phòng hoặc điều trị trong thiếu máu não

- Các hoạt chất của Ginkgo Biloba có lợi cho việc cải thiện chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính và an toàn cho bệnh nhân

4. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tăng cường sức khoẻ não bộ

Sản phẩm tham khảo: Link Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ginkodewel Premium

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sức khoẻ não bộ chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như Cao Ginkgo Biloba (Bạch quả), Cao Bình vôi, Cao Lạc tiên, Cao tâm sen, Vitamin B6, Citicolin, Coenzym Q10,... .Hỗ trợ làm tan cục máu đông, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành huyết khối, hỗ trợ tăng tuần hoàn và giảm nguy cơ di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.